70 ngày đình trệ kinh doanh, Asanzo than 'mất trắng' 1 tỉ đồng mỗi ngày

Tối 30/8, Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo (Công ty Asanzo) thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh bởi hệ thống bán hàng tê liệt sau nghi án gian lận xuất xứ sản phẩm “hàng Tàu gắn mác Việt”.
Asanzo khởi kiện báo Tuổi TrẻBan Chỉ đạo 389 yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh vụ việc tại AsanzoYêu cầu xác minh thông tin Asanzo nhập hàng nước ngoài gắn nhãn Việt Nam

Trong thông cáo phát đi, Asanzo cho biết ngày 30/8 là thời hạn mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải có kết luận thanh tra vụ việc gian lân xuất xứ sản phẩm của Công ty Asanzo sau khi báo Tuổi trẻ đăng tải loạt bài viết điều tra về công ty này.

"Trong 70 ngày ấy, cứ mỗi ngày chúng tôi phải chi ra ít nhất 1 tỉ đồng do hệ thống bán hàng tê liệt nhưng vẫn phải trả lương cho người lao động. Đó là chưa kể còn vô số chi phí hoạt động khác", thông báo viết. Như vậy, ước tính công ty này đã bị “mất trắng” khoảng 70 tỉ đồng do sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng vừa qua.

70 ngay dinh tre kinh doanh asanzo mat trang 1 ti dong moi ngay

Asanzo phải chi 1 tỉ đồng mỗi ngày dù hệ thống bán hàng tê liệt sau khủng hoảng "hàng Tàu gắn mác hàng Việt"

Trước đó, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết, 2 tháng qua Asanzo đã thiệt hại khoảng 80%, con số thiệt hại ước tính trước mắt lên đến hàng nghìn tỉ đồng cùng với việc thị phần cũng sụt giảm nghiêm trọng.

Đến thời điểm này, Asanzo quyết định phải thông bố tạm ngừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng vẫn duy trì hoạt động bảo trì bảo hành để bảo đảm quyền lợi sau mua hàng của người tiêu dùng.

Cùng với đó, Asanzo cam kết vẫn đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật. Phía công ty vẫn mong muốn các cơ quan chức năng sớm có một kết luận thanh tra, kiểm tra chính thức để có thể trở lại hoạt động bình thường.

Phía Asanzo cho biết hiện mới chỉ có Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra kết luận rằng việc Asanzo dán nhãn hàng hóa "sản xuất tại Việt Nam" là đúng pháp luật và không thể giúp doanh nghiệp này chấm dứt cuộc khủng hoảng. Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ kết luận thanh tra của các cơ quan chức năng.

Liên quan tới cáo buộc gian lận xuất xứ sản phẩm, Thủ tướng đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng phải vào cuộc làm rõ, gửi báo cáo về kết luận thanh tra vụ vào hạn cuối là 30/8/2019. Tuy nhiên, ông Đàm Thanh Thế - Chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389) cho biết, chưa có kết luận chính thức vụ việc do "phải làm cẩn trọng". Do vụ việc Asanzo liên quan tới nhiều bộ, ngành nên các cơ quan đang cố gắng "làm việc khách quan để có kết luận toàn diện, chính xác nhất".

Cơ quan quản lý thị trường cũng đang xem xét, làm rõ hoạt động của các doanh nghiệp liên quan tới Asanzo. Do số lượng công ty này rất lớn nên cần thẩm tra cẩn trọng.

Ngày 21/6, báo Tuổi Trẻ bắt đầu đăng tải loạt bài nghi ngờ hoạt động sản phẩm của Công ty Asanzo được sản xuất tại Trung Quốc, đưa linh kiện, thiết bị gần như hoàn chỉnh về Việt Nam để lắp ráp tại nhà máy, gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường dưới thương hiệu hàng Việt.

Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam sau đó lên tiếng rằng tivi của Asanzo nhập khẩu từ Trung Quốc khung sườn, màn hình và bo mạch, chiếm 70% sản phẩm. Còn 30% được nội địa hoá với phần thiết kế bảng mạch, hiệu chỉnh phần mềm Android phù hợp với thị trường Việt Nam là thuộc về Asanzo.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm rõ những nghi vấn liên quan đến xuất xứ hàng hoá của Asanzo, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và hiện chưa có thông báo kết luận về vụ việc này.

Hải Nam
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường