Afterburner trên Mac Pro 2019 là gì, tại sao lại mạnh như vậy?

Khi giới thiệu Mac Pro 2019, Apple có nhắc đến một thành phần là Afterburner, nó cho phép các nhà làm phim chuyên nghiệp xử lý các định dạng phim chuyên nghiệp, vậy Afterburner là gì?
Tổng hợp sự kiện WWDC 2019: iOS 13, iPadOS, Mac Pro và màn hình 6KMacBook Pro 15 inch 2019 đã có điểm Geekbench: Cao hơn cả i7-9700KApple ra mắt MacBook Pro 2019, tùy chọn CPU 8 nhân giá từ 65 triệu

Apple cho biết nhờ Afterburner, Mac Pro 2019 có thể stream được 3 nguồn video 8K ProRes RAW cùng lúc hoặc 12 luồng 4K ProRes RAW, có khả năng xử lý 6,3 tỉ pixel mỗi giây. Một con số thực sự quá khủng khiếp. ProRes và ProRes RAW là định dạng video quay từ máy quay chuyên nghiệp cho các nhà làm phim chuyên nghiệp.

afterburner tren mac pro 2019 la gi tai sao lai manh nhu vay
Afterburner được Apple giới thiệu trên Mac Pro 2019. Ảnh: Internet

Vậy Afterburner mà Apple nhắc đến là gì mà lại có sức mạnh kinh khủng như vậy? Hiểu đơn giản thì đây là một chiếc card chuyên giải mã codec ProRes và ProRes RAW và không có ý nghĩa nếu chỉ làm phim quay từ điện thoại hay máy ảnh DSLR thông thường.

Kỹ thuật hơn một chút, CPU hay GPU vẫn là chip dạng "general" tức con chip sinh ra để xử lý nhiều loại tác vụ và không thể được tối ưu cho một tác vụ nhất định. Afterburner ngược lại nó sử dụng chip ASIC được thiết kế dành cho một tác vụ duy nhất đó là tăng tốc độ giải mã/mã hóa các định dạng ProRes và ProRes RAW. Apple cho biết Afterburner có hơn 1 triệu logic cell.

Việc giải mã/mã hóa các định dạng như ProRes và ProRes RAW là một tác vụ sử dụng rất nhiều tài nguyên của CPU và GPU. Nhờ có Afterburner thì CPU và GPU sẽ được giải phóng. Vì vậy, Afterburner sẽ rất cần thiết đối với các nhà sản xuất nội dung, biên tập video phân giải cao khi nó góp phần rút ngắn thời gian xử lý, tăng năng suất làm việc. Apple cho biết Afterburner sẽ hoạt động với định dạng ProRes và ProRes RAW với các ứng dụng như Final Cut Pro, QuickTime Player X và một số ứng dụng phía thứ 3 nhưng không nêu rõ.

Điều đó có nghĩa là với người dùng bình thường hay thậm chí là dựng phim bán chuyên nghiệp cũng chưa cần tới. Card Afterburner cũng cắm lên mainboard qua khe PCIe x16 như card đồ họa thông thường.

Tiến Dũng
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường