Bãi giữa sông Hồng quy hoạch thành công viên cây xanh

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quy mô gần 11.000 ha sau hàng chục năm chờ đợi đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt vào ngày 31/3.
Tiếp thu, hoàn thiện đồ án Quy hoạch phân khu sông HồngQuy hoạch khu đô thị sông Hồng: Bộ NN&PTNT nói gì về đề xuất của Hà Nội?Đề xuất đầu tư hơn 8.000 tỉ đồng làm cầu đường sắt vượt sông HồngHà Nội đề xuất dẫn nước sông Hồng 'hồi sinh' sông Tô Lịch

Lập đề án phát triển bãi giữa, bãi ven sông Hồng

Nhận định của ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố về việc UBND quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên cho hay, hiện Hà Nội đang tiến hành lập đề án phát triển bãi giữa, bãi ven sông Hồng thành công viên cây xanh…

Có thể nói, đây là đồ án cụ thể hoá quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây được xác định là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, văn hoá lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hoá dịch vụ du lịch, giải trí, biểu tượng của thủ đô, phục vụ các hoạt động Lễ hội, du lịch.

Bãi giữa sông Hồng quy hoạch thành công viên cây xanh, nhiều ý kiến ủng hộ - Ảnh 1
Phần bãi giữa, bãi ven sông sẽ được quy hoạch làm công viên, không gian xanh. (Ảnh: Dân trí).

Nguyên Kiến trúc sư Trưởng thành phố KTS.Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Hà Nội chia sẻ: Việc quận Long Biên và Hoàn Kiếm đang tái khởi động dự án để khai thác quỹ đất tại khu vực là rất thuận lợi. Tiềm năng 23 ha có thể bố trí được cả đất ở, đất làm càng giao thông thủy, đất công viên, vườn hoa. Nếu làm được thì diện tích cây xanh trên đầu người tại Hà Nội sẽ tăng lên là khoảng 7-8/m2. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Với dự án phát triển bãi giữa, bãi ven sông Hồng cơ bản đã đầy đủ cơ sở pháp lý. Đây sẽ là điều kiện tiên quyết để khu vực bãi giữa phát triển quỹ đất, thu hút nhiều dự án lớn, đặc biệt là thu hút nhà đầu tư nước ngoài và cả những dự án đã bị lãng quên. Về vấn đề an toàn hành lang thoát lũ, cũng sẽ căn cứ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016.

Vấn đề này không chỉ thành phố mà cả nước ngoài cũng quan tâm đến quy hoạch bãi giữa sông Hồng. Trước đây 10-20 năm đã có những dự án của nhà đầu tư trong nước nhưng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài của Mỹ, Italia… quan tâm đến. Các nhà đầu tư này đã đề cập đến việc phê duyệt bãi giữa sông Hồng, tuy nhiên tại thời điểm đó chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch hành lang thoát lũ, KTS. Đào Ngọc Nghiêm cho biết thêm.

Để giải quyết bài toán thoát lũ đòi hỏi việc bố trí nguồn lực thích hợp, thích ứng với giải pháp khoa học nhằm đảm bảo an toàn, vì dòng nước sông Hồng có tính biến đổi lớn giữa các mức báo động. Mỗi cấp độ báo động lũ sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau đến dự án này.

Nói thêm về vướng mắc xoay quanh việc phát triển bãi giữa, bãi bồi thành công viên, bài toán quan trọng cần giải quyết là việc kết nối giao thông, hạ tầng với xung quanh. Từ lâu nay, vấn đề đi lại ở khu vực này vẫn còn bất cập. Do đó, địa phương cần cân nhắc phương tiện, đường đi sao cho thuận tiện, an toàn với người dân.

Mặt khác, sông Hồng cũng biến động từ 50, 70 đến 100 năm, ít nhất 28-30 lần mực nước dâng cao đến cốt 13,5 m. Do đó, dự án phải tính được đến sự biến đổi ngập lụt nước sẽ triển khai các hoạt động ra sao. Việc này phải được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi các đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước, học hỏi thêm một số quốc gia như Hàn Quốc, Hà Lan, Ý… về kết cấu đường, cao độ hệ thống thoát nước, công trình kiến trúc thích ứng ngập lụt…

Nhưng vấn đề khó khăn nhất chính là nguồn lực, bởi vì đầu tư ở đây đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, thế thì bây giờ phải làm thế nào để có được nguồn lực khai thác dự án và cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư – KTS.Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư Trưởng thành phố cho biết thêm.

Có thể khẳng định, cần phải có quy hoạch tạo lập được định hướng khu vực bãi giữa, bãi ven sông nói riêng và phân khu đô thị sông Hồng nói chung trở thành trục cảnh quan trung tâm của thành phố Hà Nội, cùng với đó là tạo ra tiềm năng về đất đai, dân cư, phát triển kinh tế xã hội.

Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có diện tích không cố định mà liên quan đến mùa mưa lũ từng năm và tiếp giáp với 3 quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Long Biên. Khu vực này diện tích ước khoảng 23 ha, nằm chủ yếu nằm ở phường Phúc Tân, trong đó 1 ha thuộc địa phận quận Long Biên.

Khảo sát để mở rộng các dự án làm sạch sông Hồng

Thời điểm này, UBND quận Hoàn Kiếm đang khảo sát để tiếp tục mở rộng các dự án làm sạch sông Hồng trên địa bàn hai phường Phúc Tân và Chương Dương; đồng thời hướng đến mục tiêu phát triển bãi giữa, bãi ven sông Hồng thành công viên văn hóa, du lịch của Thủ đô.

Dự tính bãi giữa sẽ tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày song quy hoạch chuyển đổi trồng những loại cây ngắn ngày phù hợp. Từ đó du khách được tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ các giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại. Mặt khác khu vực này cũng được hình thành cả khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, tập thể thao cơ bản theo địa hình tự nhiên…

Với khu vực bãi bồi ven sông sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh, khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch. Đặc biệt phát triển thêm cả khu dịch vụ, khu vực thể thao để làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với không gian mặt nước; không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng.

Đồng thời, với việc phát triển các khu chức năng, UBND quận Hoàn Kiếm còn tính đến quy hoạch mạng lưới các đường giao thông nội bộ, đường dạo của khu vực bãi giữa, bãi ven sông Hồng sao cho thân thiện môi trường thông qua sử dụng vật liệu truyền thống.

Phát triển bãi giữa sông Hồng là nhằm hướng tới mục tiêu cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, theo UBND quận Hoàn Kiếm cho hay.

Theo định hướng quy hoạch, phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, đây cũng được quy hoạch là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.

Bùi Hằng

Xem thêm

Liên kết