Bão số 3 giật cấp 12, đề phòng mưa lớn và sạt lở đất từ chiều 1/8

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km và có khả năng mạnh thêm.
Bão số 3 đang mạnh lên, hướng vào đất liền uy hiếp vùng Quảng Ninh đến Nam ĐịnhHôm nay (31/7), áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 3Áp thấp nhiệt đới khu vực Đông Bắc Biển Đông diễn biến phức tạp

Hồi 13 giờ ngày 31/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 130km tính từ tâm bão.

bao so 3 hoat dong manh de phong mua lon va sat lo dat
Vị trí và đường đi của cơn bão - Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 01/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 109,9 độ Kinh Đông, ngay trên bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Bắc vĩ tuyến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 5-10km, khoảng chiều mai (01/8) sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ. Đến 13 giờ ngày 02/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển ven bờ các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, sau đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.

Cảnh báo gió mạnh trên biển

Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao 3,0-5,5m; biển động rất mạnh.

Từ sáng mai (01/8), ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6, từ chiều và đêm mai tăng lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 12. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh.

bao so 3 hoat dong manh de phong mua lon va sat lo dat
Ảnh mây vệ tinh - Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia

Bão số 3 gây mưa lớn trên diện rộng

Từ chiều mai ở phía Đông Bắc Bộ có mưa dông kèm khả năng lốc xoáy và gió giật mạnh. Từ đêm mai đến ngày 04/8, ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, riêng các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn 200-400mm/đợt); ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to (lượng mưa 50-150mm/đợt).

bao so 3 hoat dong manh de phong mua lon va sat lo dat
Bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền - Ảnh minh họa

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Trên các sông suối khu vực Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-5m. Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao có khả năng đạt báo động (BĐ)2, thượng lưu sông Lô đạt mức BĐ1-BĐ2, thượng lưu sông Thái Bình đạt mức BĐ1; các sông chính ở Thanh Hóa, Nghệ An dưới BĐ1.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, đặc biệt là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An.

Cảnh báo mưa dông trên khu vực nội thành Hà Nội chiều 31/7

Hiện nay trên trên ảnh mây vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy một vùng mây đối lưu từ phía đông bắc đang di chuyển vào khu vực trung tâm thành phố.

Cảnh báo: khoảng thời gian từ 10-30 phút tới, các huyện Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Hoàng Mai sẽ có mưa rào và dông. Sau đó vùng mây dông sẽ lan rộng sang các quận, huyện khác thuộc thành phố Hà Nội. Trong cơn mưa dông có khả năng xuất hiện gió giật mạnh.

Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường