Các giải pháp dựa trên thiên nhiên sẽ thay thế việc xây dựng các công trình hồ chứa, đập và hệ thống thoát nước do con người xây dựng để ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.
Theo đó, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể bao gồm khôi phục và bảo tồn các rạn san hô, vành đai rừng ngập mặn, từ đó tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ven biển và nước biển dâng, tạo tuyến phòng thủ tự nhiên vừa giảm nguy cơ sạt lở, vừa tạo ra các vành đai xanh hỗ trợ bổ sung nước ngầm.
Báo cáo Tài chính quốc gia cho thiên nhiên (State of Finance for Nature) kêu gọi tăng quy mô tài trợ từ mức hiện tại là 133 tỉ USD, chủ yếu là quỹ công, lên tổng vốn đầu tư là 8,1 nghìn tỉ USD vào năm 2050 để bảo vệ các hệ thống tự nhiên.
Bà Inger Andersen, Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết, mất đa dạng sinh học đã khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 10% mỗi năm.
Nếu chúng ta không có đủ nguồn tài chính cho các giải pháp dựa trên tự nhiên thì khả năng cải thiện trên các lĩnh vực giáo dục, y tế và việc làm... sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không cứu thiên nhiên ngay bây giờ, chúng ta sẽ không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bà Inger Andersen nhận định.
Theo đó, để đạt được định hướng trên, Chính phủ, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp cần đặt thiên nhiên làm trọng tâm khi đưa ra quyết định kinh tế trong tương lai.
Điều này đòi hỏi phải xây dựng lại một cách bền vững hơn khi khôi phục lại nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, cũng như đề ra các biện pháp khác như định hướng lại các khoản trợ cấp cho nông nghiệp và nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tạo ra các động lực kinh tế và pháp lý.
Mặt khác, đầu tư vào thiên nhiên giúp hỗ trợ bảo vệ hệ sinh thái, cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo việc làm cho con người, nhưng chỉ chiếm 2,5% nguồn chi cho kích thích kinh tế dự kiến sau đại dịch. Vì vậy, để bảo vệ các hệ thống tự nhiên, cần huy động vốn tư nhân để tăng thêm ngân sách, thu hẹp khoảng cách đầu tư.
Chỉ riêng các giải pháp như quản lý, bảo tồn và phục hồi rừng ước tính đã cần khoảng 203 tỉ USD trên toàn cầu.
Hiện khu vực tư nhân đã phát triển một số sáng kiến nhưng các tác giả của báo cáo nhấn mạnh rằng, các công ty và tổ chức cần cam kết thúc đẩy tài chính và ưu tiên đầu tư vào các giải pháp dựa trên thiên nhiên.
Công ước Đa dạng sinh học cũng nhấn mạnh, con người là một phần của thiên nhiên chứ không tách rời khỏi thiên nhiên. Vì vậy, con người cần có các giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học, sống hài hòa với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để tạo sự thay đổi tích cực, đóng góp cho bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Các giải pháp dựa vào thiên nhiên là một thuật ngữ có thể được sử dụng để mô tả các phương pháp tiếp cận thay thế và phi truyền thống đối với các vấn đề môi trường, như lũ lụt, khan hiếm nước hoặc xói mòn đất, bằng cách khai thác vốn tự nhiên. Trong khi phương pháp truyền thống trong phát triển cơ sở hạ tầng là “xám” – liên quan đến các cấu trúc xây dựng và nhân tạo – các giải pháp dựa trên tự nhiên bao gồm cơ sở hạ tầng tự nhiên, xanh và tích hợp, kết hợp các yếu tố của cả ba.
Các giải pháp dựa trên thiên nhiên giải phóng việc xây dựng các công trình biển, hồ chứa, đập và hệ thống thoát nước mà cách tiếp cận cơ sở hạ tầng “xám” sẽ phải gặp một số rủi ro về biến đổi khí hậu.
Thay vào đó, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể bao gồm khôi phục và bảo tồn các rạng san hô và vành đai rừng ngập mặn để tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ven biển và nước biển dâng, đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp tiêu tán năng lượng sóng; thảm thực vật làm giảm nguy cơ sạt lở và tạo ra các vành đai xanh để bổ sung nước ngầm ở những khu vực phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước.
Một số hành động khuyến cáo cho việc áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên chính là tiếp cận hệ sinh thái để giải quyết đồng thời mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và suy thoái đất; Cân nhắc vấn đề đa dạng sinh học trong phát triển các ngành kinh tế.