Toàn cảnh khu vực nhà máy nước sông Đà - tâm điểm của sự cố xả dầu thải. Ảnh: PV/Vietnam+ |
Vụ nước sạch sông Đà nhiễm bẩn đang khiến hàng vạn người dân phía Tây Nam Hà Nội “quay cuồng” trong cơn khát. Xin gửi tới bạn đọc một vài thông tin cần biết xung quanh vụ việc này.
1. Nhà máy nước Sông Đà được xây dựng từ năm 2005, đến năm 2008 đi vào hoạt động. Quy trình cấp cụ thể: Nước sau khi được lấy sẽ chạy qua 8km đường kênh đào riêng có vách đá xây ốp đạt chuẩn, đảm bảo tiêu chuẩn TCVN, về đến trạm thứ nhất ở cốt +2 tại Hòa Bình, được bơm lên cốt +9. Đây cũng là nơi xử lý nước cấp bằng lớp cát thạch anh và hóa chất Clo để cấp về Hà Nội, chạy qua Sơn Tây, có 1 trạm bơm trung chuyển ở Tây Mỗ. Khoảng cách từ Nhà máy nước sông Đà về Hà Nội là khoảng 45km.
2. Nguyên nhân vụ nhiễm dầu: Vào khoảng ngày 8/10, dầu thải bị đổ trộm ở suối Trầm (xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình). Theo mưa lớn, dầu chảy vào suối Bằng sau đó tiếp tục đi vào kênh nước của sông Đà. Theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, mặc dù phát hiện sự cố, nhưng một số cán bộ, công nhân của Nhà máy nước vẫn mặc kệ khiến cho cả nguồn nước sạch cấp cho Thủ đô cũng bị nhiễm bẩn về sau.
Sự cố xả dầu tại thượng nguồn nhà máy nước sạch sông Đà đã để lại những hậu quả nặng nề và dài lâu. Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+ |
3. Styren: Theo chuyên gia, Styren thuộc nhóm của Hydrocacbon, là hợp chất hóa học của C & Hydro, có mạch vòng, mạch nhánh, thuộc họ thơm. Styren là thành phần chủ yếu của dầu mỏ, khí đốt.
Styren có độc tính và có thể gây ung thư. Tổ chức Y tế thế giới đưa ra mức giới hạn của hợp chất này trong nước là 20µg/l. Trong QCVN 01-2009 thì Styren xếp thứ tự 46, và cũng có mức giới hạn tương tự. Cũng theo chuyên gia này, việc xử lý Styren trong nước mặc dù rất đắt nhưng chắc chắn sẽ làm được.
Vị chuyên gia cho biết thêm báo cáo xét nghiệm mẫu nước ở đầu nguồn (nhà máy) và cuối nguồn (nhà dân Hà Nội): 3,65 - 1,3. Như vậy về đến Hà Nội thì hàm lượng Styren đã giảm 1/3.
Chuyên gia này cũng khuyến nghị nếu các hộ dân đã lắp đặt hệ lọc RO thì không cần lo lắng bởi Styren có tính bay hơi nhanh nên trong quá trình vận chuyển về Hà Nội đã giảm đáng kể.
Styren là hợp chất có thể gây ung thư. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+ |
4. Về cách xử lý tạm thời: Chuyên gia cho biết nên dùng than hoạt tính hoặc vật liệu ODM-2F (do Nga sản xuất theo công nghệ tích hợp 3 hoạt chất chính là diatomit, zeolit, bentonit; có thể thay thế cả cát thạch anh, than hoạt tính, độ xốp và rỗng cao nên khả năng hấp phụ tốt, còn lọc được rất nhiều các kim loại hoặc chất xấu khác trong nước) để làm sạch hệ thống của nhà máy, đường ống và các điểm đến cuối nguồn là các trạm bơm, nhà máy phụ. Với đặc tính hấp phụ cao của mình, Styren sẽ dần dần được xử lý.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia cảnh báo: Clo chính là con dao 2 lưỡi. Nếu dùng clo với hàm lượng quy định thì an toàn, nhưng nếu sai liều sẽ rất nguy hiểm vì gây bệnh gan, tiêu hóa, ung thư.
“Trong trường hợp đem clo tăng liều thả vào cho phản ứng với Styren thì sẽ thành độc,” vị chuyên gia nhấn mạnh.
Toàn cảnh khu vực nhà máy nước sông Đà. Ảnh: PV/Vietnam+ |
5. Về Nhà máy Nước mặt sông Đuống: Trong bối cảnh nước sạch sông Đà khủng hoảng, không ít người bắt đầu nhắc nhiều tới Nhà máy Nước mặt sông Đuống. Theo tìm hiểu, đây là công trình xử lý nước sạch theo công nghệ châu Âu. Nhà máy đã được Nhà nước và Bộ Xây dựng cấp phép xây dựng, lắp đặt; sử dụng hệ thống đường ống ngầm dưới lòng sông. Vì vậy, theo các chuyên gia đánh giá: Đây là nguồn nước đáng tin cậy.
6. Người dân cần chuẩn bị những gì trong “cơn khát sông Đà”:
- Chuẩn bị lâu dài không có nước dùng thoải mái như trước kia.
- Với những hộ dân có dùng máy lọc nước RO thì không cần lo sợ cho 1 tuần qua.
- Qua cuộc khủng hoảng nước ngọt, nước sạch, người dân cần trân trọng, tiết kiệm, giữ gìn nước tốt hơn.
Người dân cần chuẩn bị tinh thần phải sử dụng nước tiết kiệm. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+ |
7. Loại nước khoáng Lavie nào tuyệt đối không nên dùng để đun nấu?
Hiện tại Lavie có 2 loại nước:
- Nước khoáng Lavie để uống trưc tiếp, có nhiều khoáng chất và là bình úp ngược nhưng tuyệt đối không nấu nướng vì trong quá trình nấu sẽ xuất hiện nhiều hóa chất không tốt.
Trong nước Lavie có chứa các khoáng chất canxi, magie, kali, natri… rất tốt cho cơ thể. Nhưng đấy là trong trường hợp sử dụng luôn sau khi mở nắp chai, còn nếu như đun sôi lên nhiệt nóng sẽ khiến thúc đẩy các phản ứng hóa học khiến nồng độ của các chất này tăng cao khi sử dụng rất nguy hiểm.
Chuyên gia khuyến cáo không nên dùng nước khoáng Lavie để nấu ăn. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Minh Sơn/Vietnam+ |
Cụ thể, khi đun sôi, thành phần Nitrat sẽ khử lại thành muối Nitric, đây chính là nguyên nhân gây cản trở trong quá trình vận chuyển dưỡng khí trong máu, làm cho hô hấp khó khăn, tim đập nhanh, nguy hiểm hơn thì có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng. Với chỉ lý do này đã khiến chúng ta tuyệt đối không nên đun sôi nước khoáng lavie để sử dụng.
Bên cạnh đó, nếu dùng nguồn nước này để nấu ăn cho canh hay các món hầm thì một lượng các chất hóa chất đã biến đổi sẽ hòa lẫn vào thức ăn cũng nguy hiểm không kém so với việc chúng ta uống chúng sau khi đã đun sôi để nguội.
- Nước Lavie tinh khiết ra đời và tháng 9/2018. Công ty La Vie chính thức tung ra dòng sản phẩm mới với nhãn hiệu La Vie Viva. Theo thông tin chính thức thì đây là sản phẩm nước tinh khiết La Vie mới nhất do chính tập đoàn Nestle đầu tư phát triển. Và là nước có thể uống trực tiếp nhưng không có các khoáng chất và có thể dùng để đun nấu. Nó là bình có vòi.
Khu vực nhà máy nước sông Đà nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Maps. |