Trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì?
– Thực phẩm, gia vị cay nóng: Đây là nhóm thực phẩm này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tiết dịch của dạ dày. Khi chúng được đưa vào dạ dày kích thích gây tăng tiết acid nhiều hơn, tăng co bóp dạ dày và gây giãn nở co thắt thực quản dưới. Những điều này làm tăng chứng trào ngược. Vì thế người bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng tiêu, ớt, mù tạt, tỏi…
– Đồ uống có ga: Loại đồ uống này sinh ra nhiều khí tạo áp lực cho cơ thắt thực quản dưới từ đó làm cho các triệu chứng trào ngược dễ xảy ra hơn. Người bệnh có thể thay thế chúng bằng nước ép hoa quả, sinh tố…
– Thực phẩm khó tiêu, khô cứng: Sự tồn tại của nhóm thực phẩm này một thời gian dài trong dạ dày sẽ bị lên men và sinh khí khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng. Vì thế, hãy tránh xa: ngao, sò, ốc, hến, cá khô, rau sống…
– Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng: Những đồ ăn này làm nhiệt độ tiếp xúc với niêm mạc tiêu hóa thay đổi đột ngột từ đó kích thích tăng tiết acid hoặc thay đổi co bóp dạ dày. Đây chính là lí do khiến bệnh trào ngược dễ xảy ra và người bị trào ngược nên kiêng chúng.
– Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê… và những chất kích thích nói chung sẽ làm giảm các yếu tố bảo vệ cho thực quản, tăng các yếu tố tấn công đồng thời tăng tiết cortisol làm cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng hơn.
– Muối: Không những trào ngược dạ dày nên kiêng muối mà người mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, thận… cũng cần giảm tối đa việc sử dụng muối quá nhiều. Điều này được lí giải do muối là một trong nhiều tác nhân gây ra trào ngược dạ dày.
– Đồ ăn nhiều chất béo, dầu, mỡ: Nhóm thực phẩm này làm tăng áp lực và khiến dạ dày khó tiêu. Dạ dày trướng sẽ tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Không những thế, thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm, gia tăng khả năng trào ngược dạ dày. Nếu chưa biết trào ngược dạ dày nên kiêng gì hãy cố gắng giảm thiểu loại đồ ăn này.
– Đu đủ xanh: Men papain trong đu đủ có tác dụng như pepsin của dạ dày với khả năng làm mềm thịt, phá bỏ các mạch protein trong thịt. Vì thế dù có ăn sống hay nấu chín thì các papain trong đu đủ sẽ phá hủy các niêm mạc thực quản nhanh hơn khi dịch dạ dày trào ngược lên.
– Socola: Chất béo và sữa có trong socola làm cho tình trạng trào ngược nặng hơn. Thêm vào đó, Menthyxanthine trong socola là một chất làm giãn cơ thắt thực quản dưới gây trào ngược.
Xây dựng chế độ ăn khoa học là việc làm quan trọng để hạn chế những khó chịu của bệnh trào ngược và giúp cuộc sống trở nên dễ chịu hơn.