Cá rô sông Nile có nguy cơ tuyệt chủng

Bị thương lái Trung Quốc săn lùng ráo riết, cá rô sông Nile đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Cá nhà táng chết thảm vì nuốt phải hàng chục kg rác thải nhựaĐỉnh Everest danh giá biến thành bãi rác cao nhất thế giới

Bong bóng cá rô sông Nile hiện rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc. Với hàm lượng collagen dồi dào, chúng thường được sử dụng để nấu các món hầm và súp. Nội tạng của loài cá này còn được sử dụng trong công nghệ sản xuất chỉ khâu phẫu thuật, keo chống nước, sản xuất bia và rượu vang.

ca ro song nile co nguy co tuyet chung
Cá rô sông Nile được các thương nhân Trung Quốc săn lùng ráo riết. Ảnh: AFP.

Với giá cả dao động trong khoảng 450 USD - 1.000 USD/kg trên thị trường quốc tế, bong bóng cá rô sông Nile trở thành mặt hàng mang lại lợi nhuận "khủng" cho các doanh nhân Trung Quốc. Họ ráo riết săn lùng nguồn cá độc quyền tại Kenya, Uganda và Tanzania. Những thương nhân này thậm chí còn cung cấp tàu, thuyền, dụng cụ đánh bắt cá cho người dân.

Tại các địa phương là nguồn cung cấp chính cá rô sông Nile, hiện vẫn chưa có chính sách hay quy định rõ ràng về việc khai thác và buôn bán. Do vậy, cá rô sông Nile đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng do ô nhiễm môi trường và đánh bắt quá mức. Theo một nghiên cứu sơ bộ của Viện nghiên cứu thủy sản Kenya (KMFRI) được thực hiện vào tháng 3/2018, ước tính có tới 290 tấn nội tạng cá được xuất khẩu từ địa phương này.

ca ro song nile co nguy co tuyet chung
Ngư dân địa phương đánh bắt cá trên hồ Victoria. Ảnh: AFP.

Hồ Victoria (nằm ở biên giới Uganda, Kenya và Tanzania), hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi, là nơi từng chứa một lượng lớn cá rô sông Nile từ năm 1950. Ít người biết rằng, loài cá này trước đây bị coi là một loài xâm lấn, làm biến mất nhiều loài cá bản địa và gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái hồ. Trớ trêu thay, ngày nay chúng lại trở thành phần quan trọng của nền kinh tế địa phương.

ca ro song nile co nguy co tuyet chung
Một con cá rô sông Nile cỡ lớn tại chợ cá ở Entebbe, Uganda hồi năm 2008. Sau thời gian dài bị đánh bắt quá mức, kích thước của chúng đã nhỏ đi đáng kể. Ảnh: AFP.

Việc săn bắt quá mức cá rô sông Nile còn mang lại nhiều hệ luỵ khác, như gây ra xung đột giữa các ngư dân, làm mất cân bằng hệ sinh thái địa phương; đáng chú ý là tác động xấu lên gen của loài cá này về lâu dài. Theo nhiều người dân địa phương, kích thước của các con cá họ săn bắt được ngày càng nhỏ hơn. Các đàn cá chưa kịp trưởng thành đã sa lưới và trở thành món hàng của các thương lái.

Ông Robert Kyanda, nhà khoa học hàng hải ở Uganda, thành viên Ban thư ký Tổ chức Thủy sản Hồ Victoria cho biết, các cấp quản lý địa phương đang lên kế hoạch đưa ra những quy định chính thức về buôn bán và đánh bắt cá rô sông Nile, bao gồm áp dụng các loại thuế, phí,… để kiểm soát tình hình hiện tại.

Diệu Anh (Theo theguardian.com)
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết