Các quốc gia ASEAN đưa ra tuyên bố về chống rác thải nhựa đại dương

Ngày 22/6, lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN đã thông qua một tuyên bố chung về chống lại tình trạng rác thải nhựa trên đại dương.
Chiếc "bẫy" rác khổng lồ dài 600m được đưa vào Thái Bình DươngPhilippines trả tiền điện tử để khuyến khích người dân dọn rác thảiNên sớm ban hành pháp lý chống rác thải nhựa

Tại cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra từ ngày 20-23/6, các nhà lãnh đạo từ 10 quốc gia cùng ký "Tuyên bố Bangkok" về chống ô nhiễm đại dương, cùng với lời hứa sẽ "ngăn chặn và giảm đáng kể các mảnh nhựa ở biển".

Theo đó, ASEAN sẽ "tăng cường thêm các bộ luật và quy định cấp quốc gia cũng như đẩy mạnh hợp tác khu vực , quốc tế bao gồm đối thoại các chính sách liên quan và chia sẻ thông tin".

Tuy nhiên, tuyên bố trên không bao gồm bất kỳ lệnh cấm nào đối với nhập khẩu chất thải nhựa mà tùy thuộc vào việc mỗi quốc gia thực thi ra sao để giảm rác thải nhựa.

Theo báo cáo năm 2015 của Tổ chức vận động môi trường Ocean Conservancy, 4 thành viên ASEAN gồm Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan cùng Trung Quốc là 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất vào đại dương.

"Tất cả các nước ASEAN nhất trí nhìn nhận rác thải nhựa trên biển là vấn đề phổ biến cần phải giải quyết khẩn cấp" - ông Wijarn Simachaya, Thư ký Thường trực Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan nhấn mạnh.

Không giống như các lệnh cấm và mục tiêu trung tâm của Liên minh châu Âu, ông Wijarn cho biết tuyên bố của ASEAN sẽ vạch ra những ý tưởng có phạm vi rộng lớn nhưng sẽ tùy thuộc vào mức độ thực thi của mỗi quốc gia.

cac quoc gia asean dua ra tuyen bo ve chong rac thai nhua dai duong
Các quốc gia ASEAN đưa ra tuyên bố về chống lại rác thải nhựa đại dương.

Rác thải nhựa hiện được xem là vấn đề "báo động đỏ" tại khu vực ASEAN nói riêng và toàn cầu nói chung. Rác thải nhựa được "nhập" vào ASEAN tăng 171% trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018, tương đương tăng từ khoảng 834 nghìn tấn lên hơn 2 triệu tấn, chiếm hơn 25% lượng nhập khẩu chất thải nhựa của thế giới.

Theo ước tính, mỗi năm có 5-13 triệu tấn rác thải nhựa đổ vào các đại dương. Phần lớn số rác này đã trôi vào bụng chim và cá khi chúng vô tình ăn phải, thậm chí nhiều loài sinh vật ở đáy biển cũng ăn phải nhựa.

Một bài báo gần đây cho biết, phần lớn rác thải nhựa đổ ra biển xuất phát từ các nước có nền kinh tế tiêu dùng phát triển nhanh nhưng khả năng xử lý chất thải chưa tương ứng.

Trung tâm Helmholtz ở Leipzig (Đức), ước tính rằng 75% rác thải nhựa đổ ra biển bắt nguồn từ 10 con sông, chủ yếu ở châu Á. Họ cho biết chỉ cần giảm 50% lượng rác thải nhựa ở các con sông này sẽ giúp giảm 37% lượng rác thải nhựa trên toàn cầu.

Ô nhiễm đại dương mà đặc biệt từ rác thải nhựa đang tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển, sức khỏe cộng đồng, các ngành kinh tế, du lịch, y tế cộng đồng và xã hội. ASEAN lại là khu vực có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng thế giới nhưng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá vì rác thải nhựa.

Tuyên bố Bangkok sẽ được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tuần tới tại Nhật Bản với sự tham gia của 20 nền kinh tế lớn. Chủ đề của G20 cũng bao gồm giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.

Trần Giang (T/h)
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết