Cảng Chân Mây vị trí quan trọng của hành lang kinh tế Đông - Tây

Cảng Chân Mây (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) được xem là điểm đến gần nhất của Hành lang kinh tế Đông - Tây. Tuyến đường dài 1.450km có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Tăng cường hợp tác, trao đổi với các tỉnh nước bạn LàoCông bố Bộ tiêu chí đánh giá "Xanh - Sạch - Sáng" bảo vệ môi trường
Công bố Bộ tiêu chí đánh giá "Xanh - Sạch - Sáng" bảo vệ môi trường

Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) là điều kiện thuận lợi để 4 nước dọc theo tuyến đường này đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Hành lang này giúp giảm chi phí vận tải tại các địa phương mà tuyến đường chạy qua, góp phần xóa đói giảm nghèo nhờ những tác động kinh tế tích cực.

cang chan may vi tri quan trong cua hanh lang kinh te dong tay
Cảng Chân Mây được xem là điểm đến gần nhất của Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Là cửa ngõ hướng ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất đối với các địa phương thuộc Hành lang kinh tế Đông-Tây, cảng Chân Mây có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển tiềm năng sẵn có của khu vực.

Ngoài vị trí quan trọng với Hành lang kinh tế Đông-Tây, cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam. Với vị trí hàng hải thuận lợi kết nối với Singapore, Philippines và Hồng Kông, cảng Chân Mây là 1 trong 46 cảng biển được Hiệp hội du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á.

cang chan may vi tri quan trong cua hanh lang kinh te dong tay
Cảng Chân Mây là cảng nước sâu, có năng lực đón những tàu có trọng tải lớn cập cảng.

Với vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng cũng như nằm trong khu du lịch trọng điểm quốc gia (Cảnh Dương-Lăng Cô-Hải Vân, vườn Quốc gia Bạch Mã), cảng Chân Mây trở thành đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Đây là một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đồng thời, là đô thị phát triển các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao.

cang chan may vi tri quan trong cua hanh lang kinh te dong tay
Sự liên kết mạnh mẽ giữa các cảng sẽ tạo động lực để phát triển kinh tế của tỉnh và miền Trung.

Trong tương lai gần, cảng Chân Mây cũng sẽ đi đến việc hiệp thương, sáp nhập và liên kết nhằm tận dụng lợi thế cơ sở hạ tầng của các cảng biển tại miền Trung, tạo thành cụm cảng hoặc thương cảng lớn. Đạt được điều này, cảng Chân Mây sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế và thương hiệu các cảng biển miền Trung trong khu vực và trên thế giới.

Hành lang kinh tế Đông - Tây (East West Economic Corridor - EWEC) là một chương trình phát triển kinh tế được khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 vào năm 1998 để tạo điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập cho các nước EWEC. EWEC bao gồm bốn quốc gia Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Như Quỳnh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường