Chuyện xử lý rác thải: Việt Nam tương tự Đức những năm 1970

Chuyên gia môi trường Đức nhận xét, hiện trạng xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp ở Việt Nam giống như ở Đức từ những năm 1970.
Sản xuất gạch từ... rác thải nhựaCác địa điểm nổi tiếng thế giới 'ngập' trong rác thảiVi khuẩn phân huỷ nhựa: Giải pháp xử lý rác thải cho tương lai

Nhận định trên được ông Jorg Ruger - người phụ trách môi trường của Đại sứ quán Đức – nêu lên trong hội thảo về quản lý rác thải đô thị do Bộ Tài nguyên Môi trường tổ (Bộ TN-MT) chức ngày 14/8 vừa qua. Ông Jorg Ruger chỉ ra rằng, gần 50 năm trước đây, nước Đức cũng sử dụng biện pháp chôn lấp rác như Việt Nam hiện tại với 50.000 bãi chôn lấp rác. Nhưng đến nay Đức đã dần loại bỏ phương pháp này:

"Chính phủ Đức sau đó nhận ra việc chôn lấp rác gây ô nhiễm và không tận dụng được nguồn tài nguyên này nên đã đề ra nhiều phương pháp thay thế. Đến năm 2016, Đức giảm còn 300 bãi chôn lấp rác và dự kiến sẽ xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2020", ông Jorg Ruger nói.

Vị chuyên gia môi trường này cũng chia sẻ thêm, nước Đức thực hiện rất nghiêm quy định phân loại rác tại nguồn, tái chế rác và chỉ cho chôn lấp những loại rác không thể tái sử dụng. Nước này còn áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; mỗi cá nhân, tổ chức phải đóng phí tùy theo mức độ xả rác.

chuyen xu ly rac thai viet nam tuong tu duc nhung nam 1970
Ông Jorg Ruger, người phụ trách vấn đề môi trường của Đại sứ quán Đức. Ảnh: VNE

Thực tế tại Việt Nam, hiện có khoảng 660 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, trong đó chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh, 2/3 các bãi còn lại không đảm bảo các quy chuẩn của bộ TN-MT. Các bãi chôn lấp này giải quyết tới 70% lượng rác thải hàng năm của Việt Nam, trong khi chúng ta là một trong 4 nước phát sinh rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới, với số lượng 280.000 tấn mỗi năm.

Bộ TN-MT cũng có nhận định phương pháp xử lý rác thải bằng chôn lấp sẽ dẫn đến tốn diện tích đất và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, trong một báo cáo mới đây của Bộ TN-MT cũng đã chỉ ra, chính các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh lại là nguy cơ làm ô nhiễm các tầng chứa nước, dẫn đến suy giảm các nguồn nước trong các lưu vực sông, ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên nước.

Việt Nam là một trong 4 nước phát sinh rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới, với số lượng 280.000 tấn mỗi năm; hơn 70% số này xử lý bằng phương pháp chôn lấp dẫn đến tốn diện tích đất và gây ô nhiễm môi trường.

TS Nguyễn Hoàng Nam (Viện chiến lược chính sách tài nguyên môi trường)

Cũng tại hội nghị, ông Kim In Hwan, nguyên thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc cũng cho biết, trong vòng 30 năm từ 1982 đến 2013, nước này đã giảm được tỉ lệ chôn lấp rác thải từ 96% xuống còn 16% và mục tiêu đến năm 2025 đưa tỉ lệ này về ngưỡng 3%.

"Để làm được điều đó, chúng tôi đã ban hành đạo luật khung về tuần hoàn tài nguyên, trong đó quy định mức phí chôn lấp rác cao với mục đích khuyến khích tái chế rác", ông Kim In Hwan nói.

Nói về các quy định về phân loại và thu gom rác thải đối với người dân Hàn Quốc, ông Kim In Hwan cho biết, các hộ gia đình ở Hàn Quốc phải đựng rác trong các túi do chính quyền địa phương bán. Chính việc phải mua các túi này, người dân đã đóng các phí xử lý rác thải.

"Nhà nào xả rác nhiều thì phải mua nhiều túi. Tương tự, các nhà sản xuất cũng được giao trách nhiệm thu gom, tái chế sản phẩm của mình. Đơn vị nào không thực hiện sẽ bị áp chế tài với phụ phí lên tới 30%".

Ông Kim In Hwan còn cho biết thêm, ngoài việc hạn chế tối đa việc chô lấp rác thải, Hàn Quốc hiện cũng không khuyến khích mô hình đốt rác vì nguy cơ gây ra ô nhiễm không khí.

chuyen xu ly rac thai viet nam tuong tu duc nhung nam 1970
Ông Kim In Hwan, nguyên Thứ trưởng Môi trường Hàn Quốc. Ảnh: VNE

Tiếp thu các ý kiến nêu trên, ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường yêu cầu các đơn vị của Bộ này sớm tham mưu chính sách, lộ trình để chấm dứt tình trạng chôn lấp rác thải. "Rác không thể là tài nguyên nếu ta không phân loại mà cứ đem chôn thành đống bốc mùi hôi thối như vậy", ông nói.

Cũng theo lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường, cơ quan chức năng nên nghiên cứu chính sách thu phí dựa trên khối lượng xả rác của các tổ chức, cá nhân, "đơn vị nào xả rác nhiều thì phải nộp nhiều tiền".

Trần Giang
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết