Cổ phiếu VCG giảm 14,5% sau tin tòa bác khiếu nại của Vinaconex

Toà án nhân quận Đống Đa ngày 2/4 đã quyết định bác đơn khiếu nại của Vinaconex về yêu cầu gỡ bỏ lệnh Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Nghị quyết ĐHCĐ bất thường bầu ra HĐQT mới.
co phieu vcg giam 145 sau tin toa bac khieu nai cua vinaconex

Hai nhóm cổ đông bất đồng quan điểm đầu tư dự án khu đô thị Splendora Bắc An Khánh

Thông tin này đã lập tức ảnh hưởng tới giá cổ phiếu VCG của Tổng Công ty cổ phần XNK xây dựng Việt Nam (Vinaconex) trên sàn HoSE khiến giá quay đầu giảm mạnh. Cụ thể, phiên ngày 1/4, cổ phiếu VCG bất ngờ tăng vọt lên 29.700 đồng/CP vào đầu phiên sau đó đảo chiều giảm sâu trong 3 phiên vừa qua.

Đóng cửa phiên 3/4, VCG giảm xuống còn 25.400 đồng/CP, giảm tổng cộng 14,5% và giá trị vốn hoá công ty “bốc hơi” 1.900 tỷ đồng. Dù vậy, giá cổ phiếu VCG hiện tại vẫn tăng hơn 15,4% so với thời điểm đầu năm khi Vinaconex có sự thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao.

co phieu vcg giam 145 sau tin toa bac khieu nai cua vinaconex

Giá cổ phiếu VCG đã giảm mạnh sau lùm xùm tranh chấp quyền lực tại Vinaconex

Trước đó, ngày 27/3/2019, Toà án nhân dân quận Đống Đa (Hà Nội) đã ra quyết định số 01/2019/QĐ-BPKCTT ngày ngày 27/3/2019 áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với HĐQT và Ban kiểm soát mới bầu của Vinaconex.

Vinaconex cho rằng, quyết định này của tòa có hiệu lực ngay và lập tức đình chỉ toàn bộ hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát khiến hoạt động Công ty bị đình trệ, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Trong đó, Vinaconex đã xác định số thiệt hại về giá cổ phiếu VCG lên tới hơn 1.200 tỷ đồng. Vinaconex yêu cầu các cá nhân, tổ chức có đơn yêu cầu toà áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường…

Đến ngày 2/4/2019, toà án đã quyết định bác đơn khiếu nại của Vinaconex và khẳng định: việc buộc Vinaconex dừng thực hiện nghị quyết ĐHCĐ bất thường ngày 11/1/2019 cho đến khi có quyết định cuối cùng của tòa là phù hợp với quy định của pháp luật. Toà án nhận thấy quyết định này là cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người yêu cầu và các cổ đông của Vinaconex và để tránh các hậu quả có thể xảy ra gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông.

ĐHCĐ bất thường này đã bầu ra 7 thành viên HĐQT và 5 người vào Ban kiểm soát gồm các đại diện đến từ 2 nhóm cổ đông lớn vừa mua cổ phần nhà nước thoái vốn. Trong đó, nhóm Công ty TNHH An Quý Hưng đã mua 58% cổ phần, Công ty bất động sản Cường Vũ mua 21,28% cổ phần, Công ty Star Invest mua 7,57% từ PYN Elite… Với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp của toà án, HĐQT và Ban kiểm soát mới tạm thời bị vô hiệu, dừng thực hiện quyền lực quản trị điều hành tại Vinaconex.

Liên quan tới “nội chiến” quyền lực ở Vinaconex, chiều 1/4 ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT tạm thời của công ty đã chủ trì cuộc họp chia thông tin với báo chí. Theo ông Thanh, mọi hoạt động tại Vinaconex vẫn diễn ra bình thường và “không có mâu thuẫn gì lớn”.

Tuy nhiên, ông Thanh chỉ ra điểm vướng mắc nhất nằm ở việc bất đồng quan điểm đầu tư dự án khu đô thị Splendora Bắc An Khánh. Dự án này là “miếng bánh ngon nhất” của Vinaconex với quy mô 200ha, đã có sổ đỏ và chỉ việc xây nhà lên bán, thu tiền về… Tuy nhiên, hai nhóm cổ đông gồm Vinaconex và cổ đông lớn khác nắm 50% mỗi bên không thống nhất được quan điểm xây dựng dự án. Do đó, dự án đến giờ vẫn “nhùng nhằng” không triển khai kinh doanh được.

Hải Nam

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết