Cơ sở gây ô nhiễm, phải cam kết lộ trình khắc phục

Đây là yêu cầu của UBND tỉnh Hải Dương đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng có nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Xe tải hạng nặng ‘tung hoành’ tại cảng Chân Mây gây ô nhiễm môi trườngĐắk Nông: Xử phạt Công ty Đức Tiến Lê gây ô nhiễm hơn nửa tỉ đồngTP.Thái Nguyên: Người dân lo lắng dòng suối đổi màu gây ô nhiễm
co so gay o nhiem phai cam ket lo trinh khac phuc
Tỉnh Hải Dương đặt ra nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường.

Kiểm soát chặt chủ nguồn thải

Thực hiện nghiêm việc quản lý chất thải nguy hại theo quy định, các cơ quan chức năng của tỉnh Hải Dương đã hướng dẫn các cơ sở là chủ nguồn thải phát sinh chất thải nguy hại lập Sổ đăng ký chủ nguồn thải cho 546 cơ sở có liên quan đến chất thải nguy hại với tổng lượng chất thải nguy hại đăng ký khoảng 80.556 tấn/năm, trong đó đăng ký tự xử lý khoảng 50.209 tấn/năm.

Sở TN&MT cũng giao Chi cục Bảo vệ môi trường giám sát việc thực hiện hợp đồng giữa Sở với Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường thuộc Sở và phối hợp giám sát việc thực hiện nhiệm vụ quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh theo mạng quan trắc được UBND tỉnh quyết định với tần suất quan trắc 4 lần/năm.

Sở tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; điều tra hiện trạng, đánh giá các nguồn xả thải chính gây ô nhiễm nước dòng chính sông Thái Bình qua địa bàn tỉnh Hải Dương; điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Để kiểm soát chặt các cơ sở có nguồn xả thả ra môi trường, tỉnh yêu cầu các đơn vị phải lắp đặt hệ thống giám sát môi trường tự động, liên tục. Đến nay, 20 cơ sở đã hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống giám sát môi trường tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở TN&MT tương đối ổn định, kết quả quan trắc cơ bản đạt quy chuẩn môi trường cho phép. Theo chuỗi số liệu truyền về, khi phát hiện có thời điểm có thông số vượt quy chuẩn môi trường, Sở TN&MT đã đôn đốc ngay các doanh nghiệp kiểm tra công trình xử lý chất thải, quy trình hoạt động sản xuất để xác định nguyên nhân, khắc phục kịp thời, không xảy ra sự cố môi trường.

Sở còn triển khai việc quan trắc môi trường tự động của các sông để phát hiện kịp thời ô nhiễm. Sở đang triển khai lắp đặt 10 trạm quan trắc môi trường xung quanh, gồm 5 trạm quan trắc nước sông tại các điểm đầu vào của tỉnh và 5 điểm quan trắc môi trường không khí tại các khu vực có nhiều nguồn khí thải.

Phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải ở KCN, CCN

Trong danh mục quy hoạch khu công nghiệp (KCN) đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 18 KCN. Đến nay, đã có 10 KCN được quy hoạch chi tiết xây dựng bao gồm: KCN Nam Sách, Đại An, Phúc Điền, Tân Trường, Việt Hòa - Kenmark, Lai vu, Cộng hòa, Lai Cách, VSIP và KCN Phú Thái.

co so gay o nhiem phai cam ket lo trinh khac phuc
8 KCN ở Hải Dương đã đi vào hoạt động và được đầu tư hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đúng quy định.

Trong đó, có 9 KCN cơ bản đã đầu tư xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, gồm: KCN Nam Sách, Đại An, Phúc Điền, Tân Trường, Việt Hòa - Kenmark, Lai Vu, Phú Thái, Lai Cách, VSIP; 1 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật là KCN Cộng Hòa.

Đến nay, có 8 KCN đã đi vào hoạt động và được đầu tư hệ thống xử lý nước thải đảm bảo theo đúng quy định, đó là KCN Đại An, Nam Sách, Tân Trường, Phúc Điền, Lai Vu, Phú Thái, Lai Cách, VSIP. Các nhà máy hoạt động trong KCN hầu hết đã đấu nối nước thải trước khi được xử lý sơ bộ vào hệ thống thu gom của khu và được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý. Nước sau xử lý đạt mức A QCVN 40:2011/BTNMT) trước khi xả thải. Riêng đối với KCN Lai Cách đã xây dựng hệ thống nhưng chưa tiếp nhận nước thải từ các doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp đang hoạt động đã thực hiện việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt mức A theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Bất cập của tỉnh hiện nay là việc xử lý nước thải ở các cụm công nghiệp (CCN). Tỉnh Hải Dương có 33 CCN đã đi vào hoạt động và đã thu hút được trên 300 dự án đầu tư, tỉ lệ lấp đầy bình quân đạt 62%. Thế nhưng, trong số đó, mới có 3 CCN được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường là CCN Lương Điền, Văn Tố và Nhân Quyền), 11 CCN được phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết (CCN Cẩm Thượng, Nghĩa An, Ngũ Hùng, Kỳ Sơn, Tân Dân, Hoàng Tân, Văn An 1, Văn An 2, Quỳnh Phúc, Cộng Hòa, Cao An).

Đáng nói, các CCN đã đi vào hoạt động nhưng hầu hết chưa có chủ đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng nên chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, khiến các cơ sở trong CCN đều phải tự xử lý tại cơ sở và thải ra mương tiếp nhận chung của địa phương.

Theo Tống Minh/TN&MT