Con người đứng trước thảm kịch hủy diệt hoàn toàn sự sống

Trái đất đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn sự sống lần thứ VI. Đã quá muộn để có thể phục hồi, giờ chỉ còn tính tới sự tồn tại của loài người mà thôi.

Lần cuối cùng, sự sống trên trái đất bị hủy diệt gần như hoàn toàn là 66 triệu năm trước đây, khi mà một thiên thạch khổng lồ đâm vào trái đất, dẫn tới sự biến mất của khủng long và chấm dứt sự thống trị của các loại bò sát. Hiện tại, chúng ta cũng lại một lần nữa đứng trước ngưỡng cửa của sự hủy diệt, nhưng lần này là do hoạt động của chính con người.

o nhiem moi truong va tan bi kich cua loai nguoi
Ô nhiễm môi trường đẩy loài người vào ngưỡng cửa của sự hủy diệt.

Mới đây, Liên hợp quốc đã công bố một nghiên cứu dài tới 1.800 trang, được lập bởi 450 nhà khoa học từ 50 quốc gia trong vòng 3 năm, sử dụng 15.000 bộ tài liệu khoa học nghiên cứu về môi trường và xã hội trong suốt 30 năm qua. Báo cáo này đã chỉ ra rằng, một nửa trong số những loài động, thực vật được biết tới đã biến mất hoặc sẽ biến mất hoàn toàn khỏi trái đất, trong môt khoảng thời gian ngắn nữa.

Các nhà khoa học cũng đưa ra những thống kê cho thấy diện tích rừng tự nhiên đã và đang giảm đi đáng kể, hệ thống sinh thái thay đổi dẫn tới biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí ngày càng tăng. Và chỉ khoảng 30 năm tới, con người sẽ có thể nhìn thấy những hậu quả của việc đó ở khắp nơi.

o nhiem moi truong va tan bi kich cua loai nguoi
Hoạt động công nghiệp góp phần lớn vào ô nhiễm môi trường.

Theo đó, con người đã tàn phá trái đất chủ yếu trong 50 năm vừa qua, dẫn tới việc phá vỡ hoàn toàn hệ thống sinh thái. Trong khi dân số thế giới đã tăng gấp đôi, lên tới 7,53 tỉ người, kinh tế tăng gấp 4 và buôn bán tăng gấp 10 lần.

Những hành vi của con người dẫn tới thảm họa môi trường chủ yếu là từ các hoạt động công nghiệp, khai thác tài nguyên khoáng sản, hủy hoại rừng và biển... dẫn tới thay đổi khí hậu, nhiễm độc nguồn nước và sự xâm lấn của các loài độc hại.

Ngoài ra, con người chiếm tới 1/3 diện tích đất trên toàn thế giới và 75% nguồn nước ngọt để phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nguyên liệu làm quần áo và sản xuất. Trong khi đó, diện tích xây dưng đô thị từ năm 1992 tới 2018 đã tăng 100% song song với khoảng 100.000.000ha rừng bị chặt hạ. Phân hóa học, hóa chất ngấm vào đất, khiến cây cối không thể mọc được, cũng không thể phục hồi ở khoảng 400 nơi với tổng diện tích có thể lên đến 312.000 km2. Nước trên trái đất ngày càng ô nhiễm, có khoảng 400 triệu tấn kim loại nặng đang hòa tan trong nước, chưa kể các hóa chất hữu cơ khác, được tạo ra bởi con người.

o nhiem moi truong va tan bi kich cua loai nguoi

Một mỏ dầu ở California (Mỹ) trở thành vùng đất trơ trọi, khô cằn sau khi bị con người vắt kiệt đến giọt dầu cuối cùng.

Báo cáo mới đây của Liên hợp quốc cũng chỉ ra rằng, khoảng 20% các loài thú đã biến mất so với đầu thế kỷ 20. Đặc biệt là ở các khu rừng nhiệt đới, chim chóc và côn trùng hầu như biến mất hoàn toàn. 40% các loại ếch, nhái, 1/3 số lượng san hô hay động vật biển đã không còn. 10% loài côn trùng cũng chung số phận.

Vấn đề nguy hiểm và nhìn thấy được nhất hiện nay là chất thải nhưa. Từ năm 1980 đến nay, sự ô nhiễm môi trường bởi nhựa phế thải đã tăng lên 10 lần. Hàng năm, loài người sản xuất ra khoảng 300 triệu tấn nhựa, trong đó chỉ có 5% là được tái chế.

Và, hậu quả là tất cả chúng ta cùng gánh chịu. Túi nilon, ống hút nhựa, đồ nhựa phát tán khắp nơi, giết chết hàng triệu sinh vật và cả con người. Hằng ngày, mỗi người chúng ta ăn vào cơ thể từ 800 tới 1.000 mẩu nhựa nhỏ (microplastic). Hầu như trong mọi thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều có nhựa.

Hệ thống sinh thái bị phá vỡ làm trái đất nóng lên, mà cứ thêm 2 độ C thì khoảng 5% các loài động, thực vật sẽ biến mất, kéo theo hàng loạt hiệu ứng thiên nhiên khác: bão, cháy rừng, lũ lụt, hạn hán... cấp độ ngày càng lớn và dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của mọi người.

o nhiem moi truong va tan bi kich cua loai nguoi

Nạn phá rừng ở Canada, chỉ còn đất đai khô cằn thay những tán rừng xanh.

o nhiem moi truong va tan bi kich cua loai nguoi

Một cá thể gấu Bắc Cực chết đói ở Svalvard, Na Uy. Hiện tượng nóng lên toàn cầu kéo theo sự biến mất của các tảng băng đã cướp đi cơ hội tìm kiếm thức ăn của gấu Bắc Cực.

Không còn cách nào khác, con người phải hành động để cứu lấy bản thân trước sự hủy diệt. Hạn chế khí thải, hóa chất, từ cấp quốc gia tới những cá nhân…

Phan Châu Thành
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường