Cúng ông Công ông Táo chuẩn phong thuỷ 2020

Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình lại tất bật sửa soạn cúng Táo Quân. Với mong muốn ông Công ông Táo sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm mâm cơm cúng tiễn Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Vì sao lại có lễ cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp?Cách chọn gà ngon cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất 2020Bài văn khấn xin tỉa chân hương chuẩn nhất 2020

Sự tích và nguồn gốc của Lễ cúng ông Công ông Táo được lưu truyền trong nhiều câu chuyện, nhưng nhìn chung được hiểu 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân về Trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong một năm, cả việc tốt và việc xấu. Vì vậy, mỗi nhà đều làm cỗ cúng tiễn Táo Quân về trời chu đáo với mong muốn Táo quân hài lòng sẽ nói tốt cho mình. Như vậy sẽ được ban lộc và tránh bị Ngọc Hoàng quở trách.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo được các gia đình chuẩn bị rất chu toàn. (Ảnh minh hoạ)

Tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình, lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia chủ. Lễ cúng phải được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23/12 âm lịch và đọc văn khấn cúng ông Táo theo phong tục.

Tuy nhiên, các chuyên gia văn hoá cho rằng, thời gian cúng tốt nhất là từ 11 giờ – 13 giờ. Do đó gia chủ cần cố gắng thu xếp thời gian và chuẩn bị lễ vật đầy đủ để cúng lễ vào khung giờ trên.

Để có được một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ, ý nghĩa nhất, chuyên gia khuyên chúng ta nên có những vật phẩm sau:

- Mũ ông Công ông Táo gồm có 2 mũ ông và 1 mũ bà. Mũ dành cho bà không cần cánh chuồn nhưng mũ dành cho 2 ông cần phảo có 2 cánh chuồn. Đồ vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp.

- Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo theo quan niệm của dân gian xưa gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, 1 lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Đặc biệt không thể thiếu món cá chép (sống hoặc đã rán) vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Vì vậy, theo các chuyên gia phong thuỷ, việc hành lễ phải được tiến hành ở ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không phải thực hiện ở bếp. Hơn nữa, bếp là nơi chế biến thực phẩm, nấu nướng nên thường bị coi là nhếch nhác, nếu làm lễ ở đây sẽ thiếu trang trọng. Ngoài ra, không gian bếp thường chật chội nên việc làm lễ sẽ rất khó khăn.

Để Táo quân về chầu trời, các gia đình mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Cá chép mang ý nghĩa "cá chép hóa rồng". Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình, có thể chọn kích cỡ cá chép, loại cá chép khác nhau.

Trước khi cúng thì gia chủ khấn theo bài khấn, hương cháy 2/3 thì đưa vàng mã ra hóa, đổ 3 chén rượu vào tro, đưa cá chép ra hồ phóng sinh. Nơi làm lễ cúng ông Công ông Táo có thể là ban thờ gia tiên, không nhất thiết phải lập thêm ban thờ Táo quân.

Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết