Đi tìm nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, thành phố hiện có khoảng 3 triệu người nhập cư, chủ yếu là công nhân lao động phần lớn có nhu cầu muốn mua, thuê nhà ở xã hội, hoặc phòng trọ làm nơi ở ổn định để làm việc.
Khi nhà ở giá rẻ khan hiếm, nguồn cung nào thay thế?Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát dự án nhà ở hình thành trong tương lai'Rà soát, xây dựng mô hình nhà ở có thể đối phó với tổ hợp thiên tai'

Bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển nhà ở giá phù hợp

HoREA mới đây có Văn bản số 61/2022/CV-HoREA ngày 01/08/2022 trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển “nhà ở giá phù hợp thu nhập” của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị với mức ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng bằng khoảng một nửa mức ưu đãi dành cho nhà ở xã hội...

Theo số liệu khảo sát của Liên đoàn Lao động thành phố cho thấy, đối với công nhân ngành may mặc thì thu nhập bình quân khoảng 6,8 triệu đồng/tháng, trong đó có 21% có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng; 40% có thu nhập 5-8 triệu đồng/tháng; 16% có thu nhập 8-12 đồng/tháng; chỉ có khoảng 3% có thu nhập trên 12 triệu đồng/tháng;

Có đến 41% công nhân lao động cho biết không đủ sống; có 15,8% cho biết vừa đủ sống; có 22,3% cho biết có dư chút ít và có 21,9% cho biết có dư khá. Như vậy, có đến khoảng 56,8% công nhân lao động có thu nhập rất thấp và trên 60% công nhân lao động nhập cư chỉ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội, phòng trọ để sau một thời gian 10-15 năm làm việc tích lũy được một số vốn rồi trở về quê.

Đi tìm nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội - Ảnh 1
Đề nghị bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển “nhà ở giá phù hợp thu nhập” của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị với mức ưu đãi về tiền sử dụng đất… (Ảnh minh họa)

UBND TP.HCM cũng cho hay về phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2011-2020 cả nước đạt 41% kế hoạch. Riêng TP.HCM giai đoạn 2016-2020 xây dựng được 15.000 căn nhà ở xã hội đạt 75% kế hoạch, nhưng kết quả này chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân rất lớn của xã hội.

Nguyên nhân chính của vấn đề này là do một số vướng mắc của doanh nghiệp chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội như chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi giá rẻ nhà ở xã hội với lãi suất 4,8%. Ngoài ra, thành phố hiện có 122.111 công chức, viên chức nhưng mới chỉ có hơn 5.000 cán bộ được hỗ trợ vay ưu đãi với lãi suất 4,7%/năm trong 20 năm để mua nhà.

Ông Trần Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành chia sẻ về khó khăn cho biết, quy trình thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội của doanh nghiệp tư nhân rất rắc rối, nhiêu khê hơn thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại, dẫn đến hồ sơ không được giải quyết kịp thời.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng cho rằng, Luật Nhà ở nên quy định quy hoạch khu vực riêng để phát triển nhà ở xã hội và “nhà ở giá phù hợp với thu nhập” của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị với đầy đủ tiện ích, dịch vụ và kết nối giao thông thuận tiện, tương tự như thực tiễn của nhiều nước đã thực hiện.

Cùng với đó, do ngân sách nhà nước có hạn nên nguồn vốn này chỉ nên tập trung phát triển nhà ở xã hội cho thuê. Đối với nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua thì xã hội hóa để doanh nghiệp tư nhân thực hiện và có chính sách ưu đãi thực chất để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư nhà ở xã hội chỉ để cho thuê.

Đẩy nhanh gói 15.000 tỷ đồng, hỗ trợ 2 tháng tiền thuê nhà cho công nhân lao động

HoREA mới đây cũng đã có Văn bản số 61/2022/CV-HoREA ngày 01/08/2022 trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển “nhà ở giá phù hợp thu nhập” của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị với mức ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng bằng khoảng một nửa mức ưu đãi dành cho nhà ở xã hội.

Trước tiên, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh gói 15.000 tỷ đồng, nhất là hỗ trợ 2 tháng tiền thuê nhà cho công nhân lao động. Đồng thời, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí vốn ưu đãi nhà ở xã hội trong kế hoạch sử dụng vốn ngân sách nhà nước trung hạn giai đoạn 2021-2025 để có nguồn “vốn mồi” thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA bàn về vấn đề này cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét để cho phép một số NHTM lớn được cho cá nhân, hộ gia đình vay mua, thuê mua nhà ở xã hội. Bởi lẽ, theo quy định tại Thông tư 20/2021/TT-NHNN thì cá nhân, hộ gia đình chỉ được vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhưng lại phải gửi tiết kiệm nhà ở xã hội trong 12 tháng mới đủ điều kiện vay ưu đãi nhà ở xã hội.

Để được giảm 2% lãi suất vay theo gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng, quan trọng hơn, các địa phương cần tập trung tháo gỡ thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội và thực hiện đấu thầu các khu đất công được quy hoạch làm nhà ở xã hội để có nhiều hơn các dự án nhà ở xã hội được phê duyệt để sớm triển khai thực hiện.

Trong tháng 8/2022, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các Bộ ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan, trên cơ sở báo cáo của các địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021-2030)”.

Huyền Diệu

Xem thêm

Liên kết