Trước đó, Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019 (Bộ GD&ĐT) đã công bố mức điểm sàn xét tuyển năm 2019. Cụ thể, điểm sàn cho khối ngành đào tạo giáo viên là từ 14-18 điểm. Trong đó, điểm sàn bậc đại học là 18 điểm, cao đẳng là 16 điểm và trung cấp là 14 điểm.
Từ năm 2018, Bộ GD&ĐT đã bỏ điểm sàn chung với các ngành đào tạo đại học, riêng nhóm ngành sư phạm các trường vẫn phải tuân thủ theo điểm sàn chung do Hội đồng điểm sàn của Bộ GD&ĐT xây dựng và công bố. |
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh Đại học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp Sư phạm là mức điểm tối thiểu I (không nhân hệ số) của thí sinh thi THPT quốc gia ở khu vực 3 đối với mỗi tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn/bài thi.
Điểm chuẩn ngành sư phạm năm 2019 dự kiến sẽ tăng cao - Ảnh minh họa |
Đến ngày 25/7, nhiều trường đại học thuộc khối ngành sư phạm trên cả nước đã công bố điểm sàn và dự báo điểm chuẩn xét tuyển năm 2019.
Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố mức điểm sàn xét tuyển vào trường năm 2019. Theo đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường năm nay từ 18 - 20 điểm.
Trước đó, Hội đồng tuyển sinh xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT cũng đã đề xuất mức điểm xét tuyển cho khối ngành sư phạm.
Mức điểm sàn xét tuyển đại học của trường cụ thể như sau:
Như vậy, các ngành có điểm sàn xét tuyển cao nhất là 20 điểm, gồm: Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Toán học và Sư phạm Toán học bằng tiếng Anh, Sư phạm Tiếng Anh.
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trường ĐHSP Hà Nội 2 thông báo mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học chính quy (chưa nhân hệ số cho tất cả các tổ hợp xét tuyển).
- Điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia năm 2019
Cụ thể, đối với các ngành đào tạo đại học sư phạm (đào tạo giáo viên), mức điểm sàn xét tuyển là 18 điểm.
Với các ngành đào tạo đại học ngoài sư phạm, mức điểm sàn là 15 điểm.
- Điểm sàn dựa trên kết quả học bạ
Các ngành đào tạo đại học sư phạm (đào tạo giáo viên) yêu cầu học lực lớp 12 xếp loại giỏi; riêng ngành Giáo dục Thể chất học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên; các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên.
Hầu hết các ngành đào tạo đại học sư phạm (đào tạo giáo viên) đều có mức điểm sàn xét tuyển là 24. Chỉ riêng ngành Giáo dục thể chất có mức điểm sàn là 19,5 điểm.
Với các ngành đào tạo đại học ngoài sư phạm, điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
Điểm nhận hồ sơ xét tuyển áp dụng đối với thí sinh khu vực 3 (KV3); mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm). |
Đại học Sư phạm TP.HCM
Sáng 21/7, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hệ đại học chính quy năm 2019. Theo đó, các ngành Sư phạm Toán học, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Tiếng Anh có mức điểm sàn là 21 điểm.
Các ngành Sư phạm Vật lý, Giáo dục Chính trị, Sư phạm Ngữ văn, Ngôn ngữ Anh có điểm sàn là 20 điểm. Các ngành còn lại ở mức 17 - 19,5 điểm.
Có 9 trong tổng số 17 ngành sư phạm của nhà trường lấy điểm sàn bằng mức quy định của Bộ GD&ĐT là 18 điểm.
Năm học 2019-2020, ĐH Sư phạm TP.HCM tuyển sinh cho 35 ngành đào tạo. Trong đó, nhà trường dành tối đa 10% chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Hai ngành Giáo dục Thể chất và Giáo dục Mầm non áp dụng phương thức kết hợp xét tuyển và thi tuyển. |
Đại học Sài Gòn
Hôm 21/7, Đại học Sài Gòn đã công bố điểm sàn xét tuyển năm 2019. Theo đó, ngành có điểm sàn xét tuyển cao nhất vào trường là 20, ngành thấp nhất là 15 điểm.
Điểm sàn cao nhất là các ngành Sư phạm Toán học, ngành Sư phạm Hoá học, ngành Sư phạm Vật lí và ngành Giáo dục Mầm non cùng 20 điểm.
Đa số các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên có điểm sàn từ 18 điểm trở lên, ngoài ra có một số ngành cao hơn từ 1 đến 2 điểm so với quy định của Bộ GD&ĐT về điểm sàn các ngành đào tạo giáo viên để đảm bảo chất lượng đầu vào cũng như chất lượng đào tạo.
Các ngành có ngưỡng điểm sàn xét tuyển thấp nhất (15 điểm) gồm: Quốc tế học, Thông tin - Thư viện, Khoa học Môi trường, Công nghệ kĩ thuật điện tử - Viễn thông, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử - Viễn thông.
Điểm sàn xét tuyển cụ thể các ngành học của Trường ĐH Sài Gòn. |
Trong đó, điểm sàn = tổng điểm 3 môn thi (không nhân hệ số môn chính) + điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng.
Đại học Hồng Đức
Năm nay, ĐH Hồng Đức công bố mức điểm sàn xét tuyển dao động từ 13,6 đến 24 điểm dựa trên kết quả thi THPT quốc gia và kết quả học THPT.
Cụ thể, các ngành sư phạm Toán, Vật lý, Ngữ Văn, Lịch sử là 24 điểm. Ngành có điểm sàn thấp nhất là 13,5 điểm (kết quả thi THPT quốc gia) và 16 điểm (kết quả học tập THPT).
Điểm sàn các ngành cụ thể như sau:
Lưu ý:
Với đào tạo giáo viên chất lượng cao, nhà trường tính theo tổng điểm 3 môn thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đạt từ 24.0 trở lên (không có môn nào dưới 5,0 điểm) và môn chủ chốt của ngành đào tạo đạt từ 8.0 điểm trở lên (môn Toán đối với SP Toán, môn Vật lý đối với SP Vật lý, môn Ngữ văn đối với SP Ngữ Văn và môn Lịch sử đối với SP Lịch sử).
Nếu sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, mức điểm nhận đăng ký xét tuyển (ĐKXT) áp dụng cho thí sinh là học sinh phổ thông thuộc khu vực 3; mức chênh lệch giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm đối với thang điểm 10.
Nếu sử dụng kết quả học tập THPT, mức điểm nhận ĐKXT không tính điểm ưu tiên, khu vực.
Điểm sàn và điểm chuẩn xét tuyển sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn tuyển, chất lượng đầu vào của các ngành quan trọng là đào tạo đội ngũ giáo viên - những người có vai trò quyết định tới trí tuệ, tương lai của các thế hệ trẻ nói riêng và của toàn dân tộc nói chung. |