Gần 40 cá thể động vật hoang dã được giải cứu trong tháng 8/2019

Trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã phối hợp với các cơ quan chức năng cứu hộ 36 cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) gồm nhiều loài quý hiếm như: Vượn, Tê tê, Mèo rừng, Rùa núi vàng.
3 triệu USD để bảo vệ các loài nguy cấp tại Việt NamTrào lưu chụp ảnh 'tự sướng' có thể đẩy loài rái cá đến nguy cơ tuyệt chủngHươu cao cổ chính thức được đưa vào danh sách động vật hoang dã cần bảo vệ

Cụ thể, qua nhiều nguồn tin báo từ cộng đồng đến Đường dây nóng bảo vệ ĐVHD 1800-1522, 15 cá thể Khỉ bị nuôi nhốt trái trái phép ở nhà dân, quán cà phê hay tại chùa ở nhiều địa phương trên cả nước như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai hay Ninh Thuận, đã được tịch thu trong tháng 8.

gan 40 ca the dong vat hoang da duoc giai cuu trong thang 82019

Cá thể Khỉ được cứu hộ và chuyển về Trung tâm cứu hộ Hà Nội.

Nhiều người dân cũng đã nhận thức được các quy định pháp luật về bảo vệ ĐVHD và tự nguyện chuyển giao nhiều cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm.

gan 40 ca the dong vat hoang da duoc giai cuu trong thang 82019
Cá thể Vượn được cứu hộ và chuyển về Vườn quốc gia Pù Mát.

Ngày 5/8, hai cá thể Vượn đen má trắng ở huyện Quế Phong, Nghệ An được đưa về cứu hộ tại Vườn quốc gia Pù Mát. Ngày 16/8, một cá thể Dù dì Nepal cũng được tự nguyện chuyển giao tới Trung tâm cứu hộ Củ Chi. Ngày 22/8, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai đã tiếp nhận một cá thể mèo rừng và thả lại tự nhiên.

gan 40 ca the dong vat hoang da duoc giai cuu trong thang 82019
Cá thể Dù dì Nepal được cứu hộ và chuyển về Trung tâm Cứu hộ Củ Chi.

Ngoài ra, trong công tác ngăn chặn các hoạt động rao bán, quảng bá ĐVHD và các sản phẩm từ ĐVHD trên mạng xã hội, ENV đã phối hợp với Facebook và các cơ quan chứ năng loại bỏ 56 bài đăng vi phạm cũng như đình chỉ hoạt động một số tài khoản Facebook chuyên sử dụng để quảng cáo, buôn bán ĐVHD trái phép.

Dự án "Tăng cường quan hệ đối tác nhằm bảo vệ các loài nguy cấp có ý nghĩa toàn cầu tại Việt Nam"(WLP) do Bộ TN&MT chủ trì thực hiện từ nay đến năm 2022, sẽ giúp Việt Nam tăng cường khung chính sách, pháp lý và nâng cao năng lực thực hiện pháp luật về bảo tồn các loài hoang dã nguy cấp của Việt Nam.

Theo Danh lục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, cập nhật tháng 7/2019, số lượng loài từ mức sắp bị đe dọa trở lên phân bố ở Việt Nam là 700 loài. Công tác kiểm kê loài năm 2016 đề xuất đưa 1.211 loài vào Sách đỏ cập nhật, bao gồm 600 loài thực vật và nấm, 611 loài động vật, gia tăng nhiều so với lần đánh giá năm 2007.

Tường Vy
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết