Giải pháp hồi sinh 'vùng chết' ven biển

Một nghiên cứu mới đưa ra cho thấy việc trồng một số lượng rong biển xanh mướt đủ lớn có thể giúp giảm ô nhiễm, hấp thụ phần lớn chất thải gây hại.
Phát triển nuôi trồng biển theo hướng bền vữngLợi ích của công trình xanh trong bối cảnh ô nhiễm không khíRong biển có thể 'cứu' Trái đất khỏi rác thải nhựa và biến đổi khí hậu

Rong biển là nguyên liệu xanh, có thể hấp thụ carbon từ khí quyển và trung hòa axit đại dương, đang được kỳ vọng trở thành giải pháp giúp làm sạch hành tinh.

Nghiên cứu cho thấy  việc trồng một số lượng rong biển xanh mướt đủ lớn có thể giúp giảm ô nhiễm, hấp thụ phần lớn chất thải gây hại.

Các trang trại rong biển quy mô lớn có khả năng làm sạch các đại dương trên Trái đất, khôi phục đa dạng sinh học và tăng năng suất nuôi trồng thủy sản. Chúng có thể hấp thụ CO2 từ không khí và giúp hạn chế sự phát thải của các khí nhà kính khác. Theo một số nhà nghiên cứu, rong biển thậm chí có thể là giải pháp tối ưu trong việc “cứu” nền văn minh nhân loại.

Ngoài ra, các hợp chất chiết xuất từ rong biển còn được sử dụng trong công nghiệp và sản xuất nhựa tái chế.

tm-img-alt
Chìa khóa thành công của việc nuôi trồng rong biển là tiềm năng thương mại ngày càng tăng của nó. (Ảnh minh họa: Sciencefriday)

Racine, một nhà nghiên cứu tại Đại học California ở Santa Barbara, cho biết việc trồng nhiều loài rong biển ở ít hơn 1% vùng nước của Vịnh Mexico có thể giúp Hoa Kỳ đạt được các mục tiêu giảm ô nhiễm đã nằm ngoài tầm với. Bà và đồng nghiệp đã lập bản đồ khu vực phù hợp trồng rong biển trong Vịnh và diện tích phù hợp có thể lên tới hơn 38.500 km2.

Vịnh Mexico đang bị bóp nghẹt bởi rác thải nông nghiệp và đô thị. Vào tháng 5/2019, sông Mississippi thải trung bình hơn 5.000 tấn nitrat và 800 tấn phốt pho vào Vịnh Mexico, mức cao nhất trong 40 năm qua.

Những chất dinh dưỡng dư thừa này từ phân bón nông trại và chất thải động vật ở vùng Trung Tây cướp đi lượng oxy của các vùng biển ngoài khơi Louisiana, Mississippi và Texas, thúc đẩy tảo độc nở hoa và khiến nơi đây được gọi là "vùng chết".

Đối với các chuyên gia môi trường, vấn đề này có vẻ khó chữa. Được gọi là hiện tượng phú dưỡng, các vùng chết đang sinh sôi nảy nở khắp nơi trên thế giới. Hiện có hơn 700 khu vực ven biển trên toàn thế giới là "vùng chết" hoặc bị tác động tiêu cực bởi dòng chảy. Trong khi Hoa Kỳ hứng chịu phần lớn rác thải nông nghiệp, thì nước thải đô thị là thủ phạm chính ở Nam Mỹ, châu Á và châu Phi.

Hiện tượng phú dưỡng (hay còn gọi là phì dưỡng) là khi có quá nhiều chất dinh dưỡng trong ao/hồ như nitrat, phốt pho, vượt quá khả năng tự điều hòa của ao/hồ, gây ra sự phát triển dày đặc của thực vật và cái chết của động vật do thiếu oxy.

Hàng năm, chúng gây thiệt hại kinh tế 3,4 tỉ USD chỉ riêng ở châu Âu và Hoa Kỳ do ảnh hưởng tới nguồn lợi du lịch và đánh bắt cá; Đồng thời làm giảm giá trị tài sản, xử lý nước và các tác động xấu đến sức khỏe.

Trong 10 năm qua, 85 cộng đồng ở Hoa Kỳ đã chi tổng cộng hơn 1 tỉ USD để ngăn chặn hoặc xử lý tảo độc nở hoa. Trong số những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở cửa sông Mississippi, nơi liên tục xả ra chất thải trong nước từ vùng trung tâm của Hoa Kỳ đã hủy hoại các ngành công nghiệp du lịch và hải sản địa phương.

tm-img-alt
Sông Mississippi đổ ra Vịnh Mexico, mang theo phân bón và chất thải chăn nuôi của các trang trại vùng Trung Tây Hoa Kỳ. (Ảnh: Bloomberg)

Việc tạo ra lợi nhuận cho các trang trại trồng rong biển là điều cần cân nhắc để thúc đẩy chúng như một giải pháp xử lý rác thải nông nghiệp và đô thị. Trồng rong biển được xem như là một trong số các giải pháp xanh giải quyết vấn đề này.

Phương Anh

Xem thêm

Liên kết