Gỡ vướng pháp lý - giải pháp giúp kéo giảm giá nhà

Gỡ vướng pháp lý, giải pháp giúp kéo giảm giá nhà là mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp bất động sản TP.HCM - một trong những địa phương phát triển bất động sản hàng đầu của cả nước.
Thị trường bất động sản khu công nghiệp tiếp tục chào đón nguồn cung mớiKiến nghị sửa đổi cùng lúc cả ba bộ luật để "gỡ vướng" cho thị trường bất động sảnKhơi dòng vốn cho thị trường bất động sảnChấn chỉnh việc tách thửa, phân lô để trục lợi từ các dự án bất động sảnThị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng - Vai trò, những nút thắt và định hướng phát triển

Nguồn cung hạn hẹp đã khiến giá nhà đất tăng liên tục

Mới đây, thống kê từ Hiệp hội bất động sản cho hay, năm 2020, TP.HCM chỉ có 1% nhà ở đưa ra thị trường là nhà ở vừa túi tiền, có mức giá dưới 30 triệu đồng/m2, nhưng sang đến năm 2021 không còn căn nhà nào có mức giá này nữa.

Gỡ vướng pháp lý - giải pháp giúp kéo giảm giá nhà - Ảnh 1
Hiện thị trường thành phố đang rất thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân và nhà ở xã hội. (Ảnh minh họa).

Hiện thị trường thành phố đang rất thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân và nhà ở xã hội. Nhu cầu tăng, nhưng nguồn cung hạn hẹp đã khiến giá nhà đất tại đây tăng liên tục trong hơn 5 năm qua.

Thông tin từ Hiệp hội Hiệp hội bất động sản TP.HCM, trong nhóm dự án xếp hàng chờ gỡ vướng pháp lý, ước tính đến quý II/2022 có hàng chục nghìn căn hộ thuộc các dự án quy mô lớn bị đình trệ nhiều năm.

Nguồn cung nhà ở bị treo này bao gồm cả loại nhà ở thương mại lẫn nhà ở xã hội, nhà tái định cư. Đây là nguồn cung tiềm năng cho thị trường nhà ở nhưng bị gián đoạn thời gian dài, dẫn đến chi phí đội lên.

Gỡ vướng pháp lý - giải pháp giúp kéo giảm giá nhà - Ảnh 2
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cho hay: "Tiền sử dụng đất hiện nay là một ẩn số với các dự án nhà ở thương mại. Việc xác định tiền sử dụng đất rất khó. Theo quy định, tiền sử dụng đất dự án chủ yếu được xác định theo phương án thặng dư. Ước tính tổng giá trị đầu tư và ước tính tổng doanh thu bán hàng sau này chênh lệch là tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, cơ chế tính tiền sử dụng đất này không thể nào đáp ứng được nguyên tắc của Luật Đất đai".

Gỡ vướng pháp lý - giải pháp giúp kéo giảm giá nhà - Ảnh 3
Luật sư Hà Hải - Đoàn Luật sư TP.HCM.

Luật sư Hà Hải - Đoàn Luật sư TP.HCM chia sẻ: "Các luật liên quan đến kinh doanh bất động sản có sự chồng chéo khiến cho người thừa hành công vụ, tức việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật không có. Bởi vì mỗi nơi áp dụng một kiểu hoặc là có nơi người ta thấy rằng nó chồng chéo, bất hợp lý, mâu thuẫn, xung đột họ lại không dám",

Vấn đề gỡ vướng pháp lý, giúp các chủ đầu tư, doanh nghiệp sớm thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật, tiết giảm chi phí đầu vào, từ đó kéo giảm giá thành khi đến tay người tiêu dùng thật sự đang là mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp bất động sản TP.HCM - một trong những địa phương phát triển bất động sản hàng đầu của nước.

Gỡ vướng pháp lý - giải pháp giúp kéo giảm giá nhà - Ảnh 4
Ông Trần Khánh Quang, Chuyên gia bất động sản - tài chính

Ông Trần Khánh Quang, Chuyên gia bất động sản - tài chính cho hay: "Thu nhập trung bình của người dân TP.HCM thì căn hộ có giá 1,2 - 1,5 tỷ đồng là hợp lý. Hiện nay ở vùng ven TP.HCM như Hóc Môn, Củ Chi.... quỹ đất còn lớn, phát triển cực kỳ tốt".

Chỉ số giá nhà ở của Việt Nam đang cao hơn gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội, trong khi với các nước công nghiệp phát triển chỉ số này chỉ cao khoảng 6-7 lần. Điều này làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân có mong muốn thật sự khó tạo lập được nhà ở trên địa bàn TP.HCM.

Nếu các ngành chức năng kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đồng hành cùng doanh nghiệp, việc kéo giảm giá nhà ở, đảm bảo an sinh xã hội trong thời gian tới sẽ không còn xa vời.

Kiểm soát hợp lý tín dụng bất động sản

Việc siết tín dụng bất động sản là một chủ trương đúng đắn nhưng cũng cần kiểm soát một cách hợp lý để không ảnh hưởng đến thị trường.

Thời gian qua để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, việc siết chặt các nguồn vốn chảy vào bất động sản được xem là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để siết vốn đúng vào các phân khúc rủi ro, mà không gây ra tác động tiêu cực tới toàn thị trường.

Hiệp hội Bất động sản cho rằng, thị trường bất động sản đóng góp khoảng 14% GDP và có sức lan tỏa tới khoảng 40 ngành nghề quan trọng khác của nền kinh tế. Với sức ảnh hưởng như vậy nên những thông tin gần đây về siết tín dụng vào bất động sản được khá nhiều người quan tâm.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc khá nhiều vào vốn vay ngân hàng. Khoảng 2,23 triệu tỷ đồng là số dư nợ hiện nay các ngân hàng đang cho vay bất động sản. Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, con số này tương đương 20% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Việc cho vay nhà ở ước đạt 65%, còn lại 35% là cho vay kinh doanh bất động sản. Vài tháng gần đây, một số ngân hàng đã đưa ra thông báo tới các chi nhánh về việc kiểm soát tín dụng với bất động sản, hoặc tạm dừng giải ngân các khoản vay mới trong một số thời điểm để phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của các ngânn hàng.

Bùi Hằng

Xem thêm

Liên kết