Google sử dụng trí tuệ nhân tạo quản lý động vật hoang dã

Google đã ra mắt phiên bản beta của một cổng thông tin trực tuyến có tên Wildlife Insights với mục đích giúp các nhà quản lý động vật hoang dã trên toàn cầu quản lý động vật hoang dã trong khu vực của mình trên hành tinh.
Mỹ: Thuốc diệt chuột kịch độc hủy hoại nhiều loài động vật hoang dãThắt chặt các quy định về ô nhiễm tiếng ồn để bảo vệ động vật hoang dãGiải thưởng Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã: Những khoảnh khắc hiếm thấy
google su dung tri tue nhan tao quan ly dong vat hoang da

Ứng dụng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép các nhà nghiên cứu tải lên hình ảnh động vật hoang dã chụp được trong môi trường sống tự nhiên của chúng bằng cách sử dụng bẫy camera và để chúng tự động được gắn nhãn và nhập vào cơ sở dữ liệu toàn cầu mà bất kỳ ai cũng có thể tự do truy cập.

Khi con người tiếp tục xâm phạm môi trường sống hoang dã tự nhiên và khi khí hậu của hành tinh tiếp tục thay đổi do sự nóng lên toàn cầu, các nhà khoa học nghiên cứu động vật hoang dã cần theo dõi các sinh vật trên thế giới đang sinh sống như thế nào. Thông tin từ các nhà khoa học thường được các quan chức quản lý động vật hoang dã sử dụng vì thế cần có độ chính xác. Một trong những cách phổ biến nhất là các nhà khoa học nghiên cứu động vật hoang dã sử dụng bẫy ảnh có cảm biến trong tự nhiên. Khi một con vật tình cờ ngang qua, cảm biến sẽ phát hiện chuyển động và kích hoạt camera để chụp ảnh. Những máy ảnh như vậy có thể được triển khai trong nhiều giờ, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Khi các máy ảnh được thu hồi, chúng được chuyển đến các nhà khoa học để phân loại hình ảnh động vật đã được chụp, đây là nhiệm vụ tốn nhiều công sức. Đó là lúc cần sử dụng Wildlife Insights. Thay vì lướt qua hàng nghìn hoặc thậm chí hàng trăm nghìn hình ảnh, một nhà nghiên cứu có thể chỉ cần tải chúng lên cổng thông tin của Insights, nơi các hình ảnh được phân loại tự động.

Khả năng sắp xếp của Wildlife Insights do một công cụ AI đã được đào tạo về nhận dạng hình ảnh đảm nhiệm. Nó tìm kiếm từng hình ảnh để nhận biết trước là liệu có một con vật nào trong ảnh hay không, nếu không sẽ loại bỏ. Nếu có một con vật trong ảnh, nó cố gắng xác định đúng con vật trước khi bổ sung hình ảnh, nhãn và tọa độ GPS vào cơ sở dữ liệu dựa trên điện toán đám mây. Từ đó, xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu phát triển hữu ích. Các nhà nghiên cứu và nhà quản lý động vật hoang dã sẽ có thể thực hiện các tìm kiếm và tiến hành phân tích, như theo dõi sự thay đổi về số lượng của một loài nhất định trong một khu vực nhất định trong một khoảng thời gian. Và điều đó sẽ giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng nhìn thấy những gì đang xảy ra với động vật hoang dã trên thế giới để đưa ra quyết định bảo tồn càng nhiều loài càng tốt.

Theo Hoàng Dương/Nhân dân