Hà Nội phải ưu tiên giải quyết môi trường ở hồ, ao, sông ngòi

PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường cho rằng Hà Nội phải ưu tiên giải quyết những thủy vực như hồ, ao, sông ngòi, nếu không có thì mất chức năng điều hòa, mất hình ảnh đẹp để phục vụ du lịch cũng như khả năng phục vụ đời sống của người dân.
Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam bổ nhiệm một Phó Chủ tịchMột năm gieo những mầm xanhCần hài hòa các trụ cột chính của phát triển bền vững
ha noi phai uu tien giai quyet moi truong o ho ao song ngoi
Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Tổng biên tập Báo điện tử Dân trí (ngoài cùng bên phải) tặng hoa 2 khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến.

Tại cuộc giao lưu trực tuyến “Mô hình quản lý tài nguyên nước từ góc nhìn thực tiễn tiến tới phát triển bền vững vùng cư dân ven biển” do Báo điện tử Dân trí tổ chức ngày 19/12, PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường thừa nhận vấn đề phối hợp giữa các bộ ngành trong việc quản lý tài nguyên nước hiện nay còn có những cái “đúng là rất khó”.

Thực tế các cơ quan như Ủy ban sông Hồng, sông Mê Kông đã có từ lâu và chủ yếu do Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm. Sự vào cuộc như vậy là rất quyết liệt nhưng vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh nữa.

Theo ông Tiến, các Ủy ban này hoạt động chưa thực sự hiệu quả vì các Chủ tịch “quay vòng” 2 năm 1 lần. Vì vậy rất cần phải có một vị tư lệnh kiểu “Bộ trưởng không Bộ” để đảm bảo trách nhiệm độc lập, lâu dài.

“Hàn Quốc là đất nước đã thành công với mô hình này. Họ đã xây dựng được mô hình quản lý dòng sông Hàn để con sông này phát huy vai trò, mang lại hiệu quả kinh tế lớn, bền vững cho Hàn Quốc. Tại Việt Nam, nếu không có sự tham gia của cộng đồng, không có cơ quan để đảm bảo việc quản lý nguồn thải vào các dòng sông thì như ở ngay Hà Nội, sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét đều đã thành những dòng sông chết”-ông Tiến nêu thực tế.

Với Hà Nội, ông Tiến cho rằng phải ưu tiên giải quyết những thủy vực như hồ, ao, sông ngòi, nếu không có thì mất chức năng điều hòa, mất hình ảnh đẹp để phục vụ du lịch cũng như khả năng phục vụ đời sống của người dân.

“Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài khi gần 2/3 lượng nước của nước ta là từ nước ngoài chảy vào. Những năm qua các nước ở thượng lưu đang tăng cường xây dựng các công trình thủy điện, chuyển nước và xây dựng nhiều công trình lấy nước đã gây nguy cơ nguồn nước chảy về nước ta sẽ ngày càng suy giảm và Việt Nam sẽ khó chủ động được về nguồn nước. Xin hỏi bà Nguyễn Ngọc Lý có nhận xét gì về việc này?”- độc giả hỏi.

Bà Nguyễn Ngọc Lý - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng khẳng định, việc sử dụng nước của chúng ta bị phụ thuộc vào sự sử dụng nước ở thượng nguồn. Tài nguyên nước là tài nguyên chung nhưng việc các nước thượng nguồn sử dụng nước ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam.

Trong tiểu vùng sông Mê Kông, có thể thấy rõ việc xây dựng thủy điện ở Lào ảnh hưởng trực tiếp đến Campuchia và Việt Nam. Trong khu vực có cả một Ủy ban sông Mê Kông, đã có nhiều thảo luận tại ủy ban này để điều hòa việc sử dụng nước dòng sông. Trong đó có thể thấy có sự xung đột lợi ích giữa các nước ở thượng nguồn và cuối nguồn.

Trong bối cảnh đó thì Việt Nam khá thiệt thòi. “Chúng ta phải dựa vào các thông lệ quốc tế để đảm bảo quyền lợi sự dụng tài nguyên nước cho mình. Một lần nữa có thể khẳng định đàm phán quốc tế về lĩnh vực nước và quản trị nước là rất quan trọng. Trong cuộc "đấu tranh" này, chúng ta đang phải đối mặt với lợi ích kinh tế rất lớn của các nước thượng nguồn khi các nước đều đang sử dụng nước rất cục bộ”-bà Lý nêu thực tế.

TK
Theo Dân trí

Xem thêm

Liên kết