Hai dự án Bauxite Tây Nguyên đã có hiệu quả kinh tế sau 10 năm triển khai

Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết nếu giá alumin thế giới có xuống thấp từ 12-17% thì cả hai dự án vẫn có hiệu quả kinh tế. Từ năm 2017, các nhà máy alumin đã bắt đầu có lãi.
Kỳ 5: Hướng đi nào cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp Bauxite Tây Nguyên?Kỳ 4: Công nghệ điện phân nhôm và các vấn đề môi trường đặt ra tại Việt NamKỳ 3: Giải pháp nào cho việc xử lý bùn đỏ phát sinh tại các nhà máy alumin Tây Nguyên?Kỳ 2: Công nghệ sản xuất Alumin và các vấn đề cấp bách về môi trườngKỳ 1: Tiềm năng khoáng sản Bauxite Việt Nam
hai du an bauxite tay nguyen da co hieu qua kinh te sau 10 nam trien khai
Thủ tướng nhấn mạnh cần có tầm nhìn xa với ngành bauxite ở Tây Nguyên. (Ảnh: VGP)

Ngày 16/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp về đề án tổng kết 10 năm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch, phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxite giai đoạn từ năm 2007 đến 2015, có xét đến năm 2025.

Theo báo cáo của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương, cả hai dự án thí điểm này cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị. Trong đó, Bộ Tài nguyên và môi trường đã thực hiện xong đề án thăm dò quặng bauxite, thỏa mãn yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Nhờ sử dụng công nghệ Bayer hiện đại của thế giới, độ tinh khiết của alumin đạt cao hơn thiết kế, tiêu hao năng lượng ít hơn. Đây là lần đầu tiên Việt Nam cơ bản làm chủ công nghệ sản xuất alumin và nhôm, đây là cơ sở để hình thành ngành công nghiệp alumin và luyện nhôm ở Việt Nam, là điều kiện để thu hút được nhà đầu tư.

Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển bền vững ngành công nghiệp alumin và luyện nhôm, phải đặc biệt quan tâm tới bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, nhất là bảo vệ môi trường sống của đồng bào Tây Nguyên bao gồm núi rừng, nước, không khí và không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc ít người.

Bên cạnh đó, hai dự án này đã giúp cho thu nhập của người dân địa phương được ổn định, từ trung bình 17 triệu đồng/năm trước năm 2007 lên 65 triệu đồng/năm hiện nay.

Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam (TKV), đơn vị triển khai dự án, cho biết nếu giá alumin thế giới có xuống thấp từ 12-17% thì cả hai dự án vẫn có hiệu quả kinh tế.

Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển bền vững ngành công nghiệp alumin và luyện nhôm, phải đặc biệt quan tâm tới bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, nhất là bảo vệ môi trường sống của đồng bào Tây Nguyên bao gồm núi rừng, nước, không khí và không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc ít người.

Thủ tướng cũng yêu cầu trong tương lai nếu phát triển ngành công nghiệp alumin và nhôm trên cơ sở của hai nhà máy này thì phải gắn với thị trường, bảo đảm hiệu quả kinh tế, vì luyện nhôm thường phải có nhiều điện.

Trong đó, cần huy động các doanh nghiệp tiềm lực ở nhiều thành phần khác tham gia đầu tư vào các dự án. Bên cạnh đó, phải nghiên cứu phát triển các phương thức vận tải, ngoài đường bộ từ các nhà máy ở Tây Nguyên xuống các cảng biển, đi cùng với ứng dụng công nghệ mới để xử lý bùn đỏ.

Trước đó, trong tháng 3/2020, Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE) đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về những chiến lược và giải pháp khai thác khoáng sản Bauxite, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Nhôm tại Tây Nguyên nhằm đóng góp ý kiến cho công tác xây dựng và hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng khoá XIII về kinh tế - xã hội do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Tiểu ban.

Trung ương Hội KTMT Việt Nam đánh giá Bauxite là tài nguyên khoáng sản có quy mô trữ lượng lớn và giá trị vào loại lớn nhất hiện nay của nước ta. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Việt Nam đã hoàn thiện về công nghệ chế biến Bauxite thành Alumin.

Đáng chú ý, trước những lo ngại về vấn đề môi trường trong khai thác, chế biến Bauxite, các nhà khoa học đánh giá, việc khai thác Bauxite không làm mất đất mà tận dụng lượng bùn đuôi quặng đang phải chôn lấp tại các hồ chứa đưa trở lại moong khai thác thì sẽ tạo ra đất canh tác mầu mỡ hơn, cũng không làm cạn kiệt nguồn nước. Đặc biệt, bùn đỏ từ quá trình khai thác Bauxite ở Tây Nguyên (loại chất thải hiện nay đang chôn lấp) không chứa chất phóng xạ, và có chứa nhiều nguyên tố đi kèm có thể sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng hoặc thép chất lượng cao.

Trên cơ sở các thử nghiệm, phân tích và đánh giá nhiều lần, các nhà khoa học của Trung ương Hội KTMT Việt Nam đã đưa ra phác thảo Quy trình khai thác và chế biến bền vững đối với quặng Bauxite Tây Nguyên.

“Với trữ lượng khoáng sản bauxite lớn như đã nói trên và quy trình công nghệ đã được thử nghiệm thành công tại hai nhà máy alumin Tân Rai, Lâm Đồng và Nhân Cơ, Đắc Nông; chúng ta cần hoàn thiện quy mô khai thác và chế biến Bauxite một cách hiệu quả, khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường. Đây chính là thời điểm để nắm lấy cơ hội vàng góp phần phát triển kinh tế đất nước”, Trung ương Hội KTMT Việt Nam nhận định.

Với tiềm năng và lợi thế rất lớn từ Bauxite Tây Nguyên, Trung ương Hội KTMT Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo các Bộ ngành chức năng tiến hành nghiên cứu, thảo luận về vấn đề này. Trung ương Hội KTMT Việt Nam sẵn sàng tham gia đóng góp những ý kiến chuyên môn và công trình nghiên cứu khoa học của Hội để xây dựng quy trình khai thác, chế biến Bauxite, phát triển ngành công nghiệp nhôm tại Tây Nguyên.

Hoàng Anh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết