Hạn mặn sẽ khốc liệt nếu tiếp tục khai thác nước ngầm như hiện nay

ĐBSCL đang bị sụt lún nhanh chóng do việc khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức thời gian qua.
ĐBSCL: Chuyển dịch năng lượng tái tạo để thích ứng BĐKH, phát triển bền vữngĐBSCL đối mặt với nguy cơ hạn hán nghiêm trọng vào năm 2020ĐBSCL nghiên cứu trữ nước liên vùng, gắn với sinh kế người dân

Đây là vấn đề đáng quan tâm được các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo “Động thái tài nguyên nước dưới đất và xâm nhập mặn trong điều kiện sụt lún ĐBSCL do Đại học Cần Thơ và đại học Đại học Utrecht của Hà Lan tổ chức tại Cần Thơ ngày (8/10).

han man se khoc liet neu tiep tuc khai thac nuoc ngam nhu hien nay
Tốc độ sụt lún ở ĐBSCL nhanh do việc khai thác nước ngầm quá mức hiện nay.

Trong 25 năm qua, lượng nước khai thác tăng lên 500%, trong khi lượng nước để bù đắp không theo kịp mức độ khai thác, đây sẽ là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ xâm nhập mặn cho vùng trong thời gian tới nếu không có giải căn cơ, phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Tại Hội thảo, đại diện Đại học Utrecht - Hà Lan cho biết, hiện nay tình trạng khai thác nước ngầm đang ở báo động đối với vùng ĐBSCL, không chỉ gây ra sụt lún với tốc độ nhanh chóng mà còn làm nguy cơ xâm nhập mặn gia tăng trong thời gian tới vào sâu trong nội đồng.

Ngoài ra, mức độ sụt lún ở khu vực này cũng nhanh hơn mực nước biển dâng, tất cả những vấn đề này đều do con người gây ra điển hình như đô thị hóa, mật độ dân cư cao khiến khai thác nước ngầm nhiều làm cho sụt lún diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, khai thác nước ngầm để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng khiến tình trạng sụt lún diễn ra nhanh hơn và lượng nước ngầm giảm nhanh ở một số tỉnh như: Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Cũng theo đại diện Đại học Utrecht - Hà Lan, việc xây dựng các đập và hồ chứa nước ở thượng nguồn và khai thác cát quy mô lớn trên các con sông để phục vụ xây dựng làm đói nguồn phù sa, tác động đến môi trường tăng nguy cơ lũ lụt, sạt lở bờ kênh, xói lở bờ biển làm mất năng xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của vùng ĐBSCL.

han man se khoc liet neu tiep tuc khai thac nuoc ngam nhu hien nay
Tốc độ sụt lún do khai thác nước ngầm nhanh hơn mực nước biển dâng.

Ông Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam cho rằng, những thách thức đặt ra cho vùng ĐBSCL không hề nhỏ, phù sa từ thượng nguồn sụt giảm, khai thác cát, xói lở bờ sông, bờ biển và suy thoái lòng đất diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tốc độ sut lún ở ĐBSCL từ 2 – 4 cm mỗi năm và quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn. Theo dự báo, đến 2050, khoảng 60% diện tích của bán đảo Cà Mau sẽ thấp hơn mực nước biển và nguyên nhân chính là do khai thác nước ngầm, gây ra ngập úng, xâm nhập mặn, suy thoái đất

Vì vậy vấn đề quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước phải được kiểm soát chặt chẽ để cứu lấy vùng ĐBSCL. Ngoài ra, cũng cần thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp để ít tác động đến môi trường.

"Thư nhất là chuyển đổi cơ cấu sản xuất, sử dụng những loại cây trồng ít sử dụng nước. Thứ hai, với công trình thủy lợi đã được xây dựng lâu nay rồi thì phải hoàn thiện để chủ động hơn trong việc cấp nước cũng như trữ nước. Giải pháp tiếp theo là chuyển nước từ phía trên có thêm nguồn nước bổ sung cho vùng ven biển này, đặc biệt là bán đảo Cà Mau", ông Dũng nói.

Theo (Phạm Hải/VOV)