Gió ngoài khơi hiện chỉ cung cấp 0,3% sản lượng điện toàn cầu. |
IEA nhận thấy rằng công suất gió ngoài khơi toàn cầu có thể tăng gấp 15 lần và thu hút khoảng một nghìn tỉ USD đầu tư tích lũy vào năm 2040. Điều này được thúc đẩy bởi chi phí giảm, chính sách hỗ trợ của chính phủ và một số tiến bộ công nghệ đáng chú ý, như turbin lớn hơn và nền tảng nổi. Đó mới chỉ là khởi đầu, báo cáo của IEA cho thấy công nghệ gió ngoài khơi có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều với sự hỗ trợ tăng cường từ các nhà hoạch định chính sách.
Bằng viêc hợp tác với Imperial College London (Trường Cao đẳng Hoàng gia London), IEA đã sử dụng dữ liệu vệ tinh để lập bản đồ tốc độ và chất lượng gió dọc theo hàng trăm nghìn km bờ biển trên toàn thế giới, xác định các khu vực chính để mở rộng sản xuất điện gió ngoài khơi.
EU và Trung Quốc được định vị dẫn đầu quá trình chuyển đổi sang năng lượng gió nhiều hơn, với công suất ngoài khơi ở châu Âu sẽ tăng từ 20 đến 130 gigawatt vào năm 2040 với chính sách và giá cả hiện tại. IEA cho biết năng lực của EU có thể tăng cao tới 180 gigawatt nếu các quốc gia thành viên đạt được mục tiêu không phát thải carbon và trở thành nguồn điện lớn nhất trong khu vực.
Công suất của Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng từ 4 gigawatt hiện nay lên 110 gigawatt vào năm 2040, vượt qua Anh để sở hữu hệ thống khai thác năng lượng gió ngoài khơi lớn hơn bất kỳ quốc gia nào.
Giám đốc điều hành của IEA Fatih Birol cho biết: "Trong thập kỷ qua, đổi mới công nghệ chính là nhân tố thay đổi cuộc chơi trong hệ thống năng lượng, giúp giảm đáng kể chi phí khiến năng lượng mặt trời trỗi dậy. Và gió ngoài khơi có tiềm năng gia nhập hàng ngũ này bằng cách mặt giảm chi phí từng bước."
Gió ngoài khơi hiện chỉ cung cấp 0,3% sản lượng điện toàn cầu, nhưng khi giá giảm, công nghệ không carbon được dự báo sẽ tăng lên từng bước theo nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
Báo cáo cho biết, gió ngoài khơi có "tiềm năng trở thành trụ cột của nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu", ít nhất 150 dự án mới được lên kế hoạch trong năm năm tới. Nó kêu gọi các công ty năng lượng phát triển các turbin lớn hơn và hiệu quả hơn, cho phép gió ngoài khơi cạnh tranh về giá với khí đốt tự nhiên và gió trên bờ.
IEA cho biết việc phát triển khai thác năng lượng gió ngoài khơi có thể loại bỏ được từ 5 tỉ đến 7 tỉ tấn khí thải carbon dioxide từ ngành điện trên toàn cầu. Nó cũng sẽ giúp "giảm ô nhiễm không khí và tăng cường an ninh năng lượng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu", báo cáo cho biết.