Khởi động dự án giúp 30 nước đang phát triển giải quyết nạn xả rác trên biển

Ngày 8/4, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) khởi động Dự án quan hệ Đối tác GloLitter, với sự tài trợ ban đầu đến từ Chính phủ Na Uy.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực từ ghi hình xử phạt xả rác bừa bãiViệt Nam lọt top 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhấtTriển lãm nghệ thuật sắp đặt "Xả rác ít thôi!"

Dự án này sẽ hỗ trợ 30 quốc gia đang phát triển ngăn chặn và giảm thiểu rác thải biển từ các lĩnh vực vận tải biển và thủy sản, bao gồm rác thải nhựa như ngư cụ bị mất hoặc thải bỏ.

Ông Manuel Barange, Giám đốc bộ phận thủy sản và nuôi trồng thủy sản của FAO cho biết: “Rác thải nhựa có tác động tàn phá đối với sinh vật biển và sức khỏe con người. Sáng kiến này là một bước quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này và sẽ giúp bảo vệ hệ sinh thái đại dương cũng như sinh kế của những người phụ thuộc vào đó”.

Bảo vệ môi trường biển là mục tiêu của Mục tiêu Phát triển Bền vững 14, một phần của Chương trình Nghị sự 2030 nhằm tạo ra một tương lai công bằng và bình đẳng hơn cho tất cả mọi người và hành tinh.

tm-img-alt

Rác thải trên một bãi biển ở Watamu, Kenya. (Ảnh: UNEP / Duncan Moore)

Dự án quan hệ Đối tác GloLitter sẽ giúp các quốc gia áp dụng các phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa và giảm thiểu rác thải nhựa trên biển, nhằm nỗ lực bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và ven biển trên thế giới.

Theo dự án này, cần thực hiện các hành động như khuyến khích đánh dấu ngư cụ để có thể truy tìm nếu bị mất hoặc bị vứt bỏ trên biển. Ngoài ra, cần chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ các phương tiện tiếp nhận cảng và kết nối chúng với hệ thống quản lý chất thải quốc gia.

Jose Matheickal, Trưởng phòng Đối tác và Dự án của IMO cho biết: “Rác thải là một “tai họa” đối với đại dương và trên hành tinh. Tôi rất vui vì chúng ta có hơn 30 quốc gia cam kết thực hiện sáng kiến này và làm việc với IMO và FAO để giải quyết vấn đề này".

Các quốc gia tham gia dự án quan hệ Đối tác GloLitter nằm ở Châu Á, Châu Phi, Caribe, Châu Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Những nước này sẽ được hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, cũng như các tài liệu hướng dẫn và các công cụ khác để giúp thực thi các quy định hiện hành.

Dự án sẽ thúc đẩy việc tuân thủ các công cụ quốc tế liên quan, bao gồm Hướng dẫn Tự nguyện về Ghi nhãn Dụng cụ Đánh cá và Công ước Quốc tế về Ngăn ngừa Ô nhiễm từ Tàu (MARPOL), trong đó có các quy định chống xả rác thải nhựa ra biển.

Mai Đan

Xem thêm

Liên kết