Không khí ô nhiễm, người Hà Nội có muôn kiểu “bảo vệ đường thở”
06/10/2019 12:00
Đối phó với khí thải của các phương tiện và ô nhiễm không khí, mỗi khi ra đường người dân Hà Nội nghĩ ra nhiều cách để bảo vệ sức khỏe.
|
Tuần qua, mức độ ô nhiễm không khí Hà Nội liên tục ở mức cảnh báo nguy hiểm cho sức khoẻ. |
|
Nhất là đối với người già trẻ nhỏ, người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. |
|
Nhiều thời điểm, chất lượng không khí suy giảm tới ngưỡng kém và xấu. |
|
Để đối phó với khói bụi bảo vệ sức khỏe, nhiều người dân ra đường ý thức mang khẩu trang. Có người còn lồng 2 khẩu trang để tránh bụi. |
|
Chị Minh Hường (45 tuổi) ở Thái Hà cho biết, phải đi làm xa cơ quan mãi tận phố Lý Thường Kiệt. Quãng đường đi về sáng chiều đều ùn ứ các phương tiện. Phương tiện ùn ứ càng xả thải nhiều. "Bản thân cơ địa yếu mỗi lần hít khói xăng dầu cộng với 2 lần khẩu trang khiến tôi nhiều lúc ngộp thở" |
|
Vào những thời điểm chất lượng không khí kém, tần suất bệnh nhân nhập viện do các căn nguyên tim mạch, hô hấp cũng tăng cao. |
|
Ghi nhân tại nút giao Xã Đàn hàng trăm phương tiện dừng chờ đèn đỏ. Dù cho đèn chờ 90 giây nhưng các phương tiện không hề tắt máy. |
|
Chưa kể nhiều phương tiện đã cũ xả khói đen kịt. |
|
Ngã tư Kim Liên khi tàu hỏa chạy qua. |
|
Đại diện ngành môi trường Hà Nội cho biết, khí thải của các phương tiện giao thông là 1/12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội. |
|
Đường Đại Cồ Việt. |
|
Người phụ nữ đợi xe công nghệ, khẩu trang bịt kín mặt trước dòng xe cộ ùn tắc đang nhả khói trên đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng. |
|
Nút thắt đường lên cầu vượt Đại Cồ Việt khiến phương tiện ùn ứ. |
|
Người đi đường sử dụng nhiều loại khẩu trang khác nhau nhằm hạn chế thấp nhất việc hít khói. |
|
Bảo vệ đường thở bằng nhiều lớp. |
|
Dòng phương tiện trên phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm. |
|
Trước đây, nam giới ngại đeo khẩu trang ra đường. Nay tỷ lệ nam giới tự trang bị khẩu trang bảo vệ sức khỏe tăng mạnh. |
|
Nam thanh niên ship hàng cho hay: "Đặc thù công việc hít khói bụi cả ngày. Lúc nghỉ ngơi thấy cổ họng khô đặc, mồm miệng đắng ngắt. Biết là do hít bụi nhiều nhưng chưa tìm được việc tốt nên tôi vẫn phải gắn bó với mặt đường". |
|
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm không khí liên quan tới 30% ca tử vong do ung thư phổi, 25% các ca đột quỵ não và bệnh tim mạch. Riêng bệnh về hô hấp, có đến 435 ca tử vong do bệnh lý hô hấp liên quan tới ô nhiễm không khí. |