Khói bốc lên từ một nhà máy than cốc ở làng Lukavac ở Tuzla, Bosnia vào ngày 30/10/2018. Ảnh: Reuters / Marko Djurica |
Chấm dứt tài trợ nhiên liệu hóa thạch?
Đây là lần đầu tiên các bộ trưởng tài chính EU ủng hộ tuyên bố kêu gọi chấm dứt tài trợ nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn, trước đây chỉ kêu gọi chấm dứt tài trợ cho các nhà máy điện than.
Việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn có thể ngăn chặn việc tài trợ hàng tỉ euro cho các dự án nhiên liệu hóa thạch của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), chi nhánh tài chính của EU.
Năm ngoái, EIB đã tài trợ gần 2 tỉ euro (tương đương 2,10 tỉ USD) cho các dự án nhiên liệu hóa thạch. Theo dữ liệu EIB, kể từ năm 2013, khoản tài trợ này đã lên tới 13,4 tỉ euro.
“Tuy nhiên, các dự án khí đốt ở Ukraine, Croatia và các đối tác khác EU vẫn có thể được tài trợ sau khi Hungary thúc đẩy việc từ bỏ do lo ngại các nước đó sẽ cần phải dựa vào Nga” - Reuters trích dẫn các tài liệu bí mật.
Quỹ EU
Mặc dù là nhà tài trợ hàng đầu cho các dự án trên toàn thế giới nhằm giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu, trớ trêu thay, EU cũng đang tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch bởi nhiều quốc gia trong số 28 nước thành viên đã ủng hộ các dự án khí đốt để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân hoặc than đá.
Tuy nhiên, các bộ trưởng EU mới đây đã kêu gọi EIB và các cơ quan tài chính toàn cầu khác, như Ngân hàng Thế giới không đầu tư tài chính cho các dự án nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch rắn, có tính đến sự phát triển bền vững và nhu cầu năng lượng, bao gồm an ninh năng lượng của các quốc gia đối tác.
Tuyên bố chính trị này cần được thông qua bởi một quyết định chính thức của hội đồng EIB, đại diện của 28 quốc gia EU.
Một quyết định của EIB về việc ngừng tài trợ nhiên liệu hóa thạch từ năm sau đã được dự kiến vào tháng trước, nhưng đã bị hoãn do sự chia rẽ trong khối vì một số quốc gia, trong đó có Đức, Ý và Ba Lan – những nước muốn tiếp tục tài trợ khí đốt.
Các quan chức EU cho biết Hội đồng EIB sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 14/11, trong đó, chính sách của họ về nhiên liệu hóa thạch sẽ nằm trong chương trình nghị sự.