Loại bỏ nhựa dùng một lần, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Loại bỏ nhựa sử dụng một lần không cần thiết và có rủi ro cao là bước đầu tiên hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và công bằng hơn trên toàn cầu.
Nỗ lực hành động trong giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa“Thành phố sạch vì một Việt Nam xanh” - Chung tay giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựaHành động khẩn cấp, quyết liệt hơn, chấm dứt ô nhiễm nhựa đại dươngLiên Hợp Quốc kêu gọi bảo tồn bền vững đại dương, chấm dứt ô nhiễm nhựa

Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và bền vững

Ô nhiễm nhựa là một thách thức lớn với thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng.

Trước thềm các phiên đàm phán quan trọng về Hiệp ước ô nhiễm nhựa của Liên Hợp Quốc vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 tới, WWF kêu gọi lệnh cấm toàn cầu đối với các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần “có hại và không cần thiết”, chẳng hạn như thuốc lá điện tử, dao kéo nhựa và vi nhựa trong mỹ phẩm…

Theo các báo cáo do WWF uỷ quyền cho Viện Eunomia vừa công bố, đây là các sản phẩm nhựa thuộc nhóm có thể giảm hoặc loại bỏ đáng kể trong thời gian ngắn.

Trước đó, vào tháng 11/2022, kết quả khảo sát của WWF với 20.000 người chỉ ra rằng, 7/10 người ủng hộ các quy tắc toàn cầu để chấm dứt ô nhiễm nhựa. Điều này cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ đối với hiệp ước nhựa nhằm tạo ra các quy tắc toàn cầu ràng buộc đối với tất cả các quốc gia, thay vì một thỏa thuận tự nguyện nơi các chính phủ có thể lựa chọn có hành động hay không.

Loại bỏ nhựa dùng một lần, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn - Ảnh 1
Ô nhiễm nhựa là một thách thức lớn với thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng.

Thông qua Thỏa thuận này, WWF kêu gọi việc ngay lập tức ban hành lệnh cấm đối với các mặt hàng nhựa không cần thiết có trong khăn ướt, đầu lọc thuốc lá, túi trà; các mặt hàng sử dụng một lần như dao kéo nhựa, đĩa, cốc, bông ngoáy tai và thuốc lá điện tử dùng một lần, vi nhựa trong kem đánh răng và mỹ phẩm cũng như một số sản phẩm khác.

Hiệp ước nên đưa ra các biện pháp loại bỏ dần dần theo giai đoạn, chậm nhất vào 2035, với các mức thuế và các công cụ tài chính khác để giảm nhu cầu sản xuất và sử dụng, đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn để giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng nhựa.

Đối với những loại nhựa không thể dễ dàng loại bỏ, việc quản lý và lưu thông an toàn nên được ưu tiên theo các mục tiêu, tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu về thu gom, tái sử dụng, tái chế, thải bỏ và xử lý, cũng như cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – với chi phí cuối vòng đời được bao gồm trong giá của sản phẩm, và chương trình đặt cọc – hoàn trả. WWF tin rằng cần phải hỗ trợ hiệu quả các quy định ở cấp độ toàn cầu, thay vì tạo ra quy định pháp lý cho các mặt hàng nhựa riêng lẻ, vừa phức tạp vừa có thể tạo ra những kẽ hở tiềm ẩn trong việc quản lý.

Ngoài ra, loại bỏ nhựa sử dụng một lần không cần thiết và có rủi ro cao là bước đầu tiên hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và công bằng hơn. Nhưng hiệp ước phải đảm bảo công nhận và cân nhắc tới những người có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm, chẳng hạn như nhóm lao động thu gom rác thải phi chính thức.

Các cuộc đàm phán ở Paris là một cơ hội không thể bỏ qua để đưa ra các biện pháp toàn cầu có thể giúp chúng ta tránh xa tư duy sử dụng một lần – một nguyên nhân thúc đẩy cuộc khủng hoảng khí hậu và môi trường - đồng thời hướng chúng ta tới việc phục hồi và sống hài hoà hơn với thiên nhiên.

Nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa

Theo thống kê, lượng rác thải nhựa quá cao gây ra gánh nặng với môi trường, đặc biệt với các quốc gia đang phát triển và có hệ thống quản lý chất thải rắn chưa hoàn thiện như Việt Nam.

Trung bình mỗi năm, Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới.

Trước đó, ngày 2/3/2022, tại Nairobi, Kenya, các Nguyên thủ Quốc gia, Bộ trưởng Môi trường và các đại diện khác của 175 quốc gia đã thông qua một Nghị quyết lịch sử tại Đại hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA-5) về “Chấm dứt ô nhiễm nhựa: Hướng tới một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế” vào năm 2024 (Nghị quyết).

Nghị quyết đã đề cập đến toàn bộ vòng đời của nhựa, bao gồm sản xuất, thiết kế và thải bỏ. Đây sẽ là một công cụ ràng buộc mang tính pháp lý, phản ánh các phương án đa dạng để giải quyết toàn bộ vòng đời đầy đủ của nhựa bao gồm sản xuất, thiết kế các sản phẩm, vật liệu có thể tái sử dụng, tái chế và thải bỏ cũng như nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận công nghệ.

Có thể thấy, vấn đề Giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa toàn cầu đã được đặt ra từ lâu, và trải qua quá trình tham vấn ở mọi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, tất cả các quốc gia đã đi đến một quyết định có tính lịch sử tại Hội nghị đại hội đồng môi trường toàn cầu lần 2 (UNEA5.2), tổ chức vào tháng 3/2022 đó là việc thông qua thông qua Nghị quyết 5/14 về “Chấm dứt ô nhiễm nhựa: Hướng tới một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế”.

Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã cam kết hành động mạnh mẽ thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng đã quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Theo đó, từ ngày 1/1/2026, Việt Nam sẽ không sản xuất và nhập khẩu túi nilon khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm. Sau ngày 31/12/2030, Chính phủ yêu cầu dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Từ năm 2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực. Tại điều 73 quy định: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.

Lan Anh

Xem thêm

Liên kết