Luật Đất đai (sửa đổi): Bảo đảm thống nhất với các luật liên quan

Luật Đất đai là một đạo luật lớn, bao trùm và liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là các quan hệ dân sự, đầu tư, kinh doanh, bất động sản, tài chính, ngân sách… tác động đến mọi chủ thể trong xã hội.
Luật Đất đai sửa đổi - Góc nhìn từ vụ thu hồi, bồi thường đất tại huyện Gia LâmGóp ý Luật Đất đai (sửa đổi): Cần thiết điều tiết nguồn cung, cơ cấu lại thị trường bất động sảnPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà: "Tiếp thu góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đến ngày cuối cùng"Hơn 9 triệu lượt ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Tại Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/5, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai cần đồng bộ, thống nhất với các luật có liên quan, qua đó bảo đảm tính căn cơ, ổn định, lâu dài của hệ thống pháp luật.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, đã có 12.107.457 lượt ý kiến, các nội dung được Nhân dân quan tâm tập trung góp ý nhiều nhất là về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (1.227.238 lượt ý kiến); giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (1.064.464 lượt ý kiến); tài chính đất đai, giá đất (1.035.394 lượt ý kiến); quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (1.008.494 lượt ý kiến).

Góp ý về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, việc sửa đổi các luật, pháp lệnh để phù hợp với Luật Quy hoạch có đối tượng điều chỉnh là các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia được quy định tại Luật Quy hoạch, đồng thời xác định các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành theo quy định tại pháp luật chuyên ngành để triển khai các nội dung của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia.

Trong khi đó, Luật Đất đai và các luật có liên quan điều chỉnh về các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể dưới góc độ quản lý chuyên ngành khác nhau, liên hệ mật thiết với nhau, đối tượng điều chỉnh của các Luật không có quan hệ giữa “tổng thể” và “bộ phận” mà là cùng một hoạt động của tổ chức, cá nhân có sử dụng đất cùng phải chịu sự điều chỉnh bởi Luật Đất đai và các luật khác có liên quan tùy thuộc tính chất của hoạt động đó, nhưng phải “khớp” với nhau.

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảo đảm thống nhất với các luật liên quan - Ảnh 1
Tính đến nay, trên cả nước đã có 12.107.457 lượt ý kiến, các nội dung được Nhân dân quan tâm tập trung góp ý nhiều nhất về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Trên cơ sở đó, việc sửa đổi Luật Đất đai và các luật khác có liên quan phải mang tính đồng bộ, tránh để tình trạng ách tắc, hoạt động của tổ chức, cá nhân bị đình trệ vì phải “chờ” quy định tại các luật khác được sửa đổi.

Cũng với tinh thần đó, Quốc hội đã quyết định đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022-2023 các dự án luật có liên hệ mật thiết với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) như dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) theo tiến độ phù hợp; các cơ quan của Quốc hội đang thẩm tra, xem xét, cho ý kiến đồng thời các dự án luật để bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, Luật Đất đai là một đạo luật lớn, bao trùm và liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là các quan hệ dân sự, đầu tư, kinh doanh, bất động sản, tài chính, ngân sách… tác động đến mọi chủ thể trong xã hội. Do vậy, đạo luật này có nhiều quy định liên quan đến nhiều luật, bộ luật hiện hành, cũng tức là có rất nhiều quy định ở nhiều đạo luật, bộ luật khác có các quy định liên quan đến Luật Đất đai.

Xét về tính thống nhất của Luật Đất đai với các luật khác trong hệ thống pháp luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên cho biết, về quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, Điều 31, điểm k khoản 1 Điều 129 của dự thảo Luật quy định về quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.

Trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có cách tiếp cận mới về quyền này so với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và quy định rộng hơn là quyền đối với bất động sản liền kề. Nhận thấy giữa dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Bộ luật Dân sự năm 2013 còn chưa có sự thống nhất, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Luật cho phù hợp với Bộ luật Dân sự về tên gọi của quyền và việc liệt kê các quyền.

Tại Điều 210 của dự thảo Luật quy định về đất xây dựng công trình ngầm, công trình trên không, trong đó đã tách biệt được quyền của người sử dụng đất đối với phần không gian ngầm, không gian trên không (khoản 2) và quyền của Nhà nước đối với phạm vi ngoài phần không gian này (khoản 3).

Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa quy định tại Điều 210, đồng thời bảo đảm phù hợp với tính chất của quyền bề mặt trong Bộ luật Dân sự và tính khả thi khi thực hiện quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp tục nghiên cứu quy định tại điểm a khoản 7 Điều 210 theo hướng Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình ngầm được cấp Giấy chứng nhận đối với phần không gian phục vụ xây dựng công trình ngầm và được thực hiện quyền của người sử dụng phần không gian đó theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật này và luật khác có liên quan.

Lan Anh