Người dân khốn khổ vì ô nhiễm tại cảng cá lớn nhất miền Trung |
Tại tỉnh Quảng Ngãi, qua khảo sát của các nhà khoa học, vùng biển này có trên 160 loài cá, tôm, nhuyễn thể sinh sống, trữ lượng thuỷ sản khoảng 68.000 tấn. Tuy nhiên, hiện đa dạng sinh học (ĐDSH) vùng cửa biển chỉ còn ở mức trung bình và đang có chiều hướng giảm dần.
Ngư dân Lê Trung Thành ở xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: “Cách đây 5 - 7 năm, mỗi lần ra biển là tàu thuyền đầy cá, ngư dân phải lựa bỏ cá nhỏ nhưng giờ cá nhỏ cũng không còn nhiều. Rất ít chuyến ra khơi đạt được sản lượng, đa số là bị lỗ chiếm đến 50% - 60% các chuyến đi biển”.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định, môi trường và ĐDSH vùng ven biển của địa phương cũng đang suy giảm nghiêm trọng. Hệ sinh thái san hô, thảm cỏ biển và nguồn lợi thủy sản dần mất đi do thác thủy sản mang tính tận diệt bằng chất nổ, chất độc hoặc lưới kéo.
Hệ sinh thái và nguồn tài nguyên của các tỉnh thành ven biển miền Trung đang bị giảm sút. (Ảnh: Báo Tài nguyên & Môi trường). |
Sự suy giảm về ĐDSH biển đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đời sống của người dân ven biển miền Trung, đặc biệt là những ngư dân kiếm sống nhờ nguồn lợi thủy, hải sản. Vì vậy, việc khai thác, bảo tồn đa dạng sinh học các vùng biển miền Trung đang đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà quản lý và cộng đồng người dân.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Biển & Hải đảo tỉnh Quảng Nam, trước nguy cơ suy giảm ĐDSH, địa phương đang thực hiện đồng loạt các giải pháp để bảo vệ môi trường biển. Riêng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã được phân vùng nghiêm ngặt để thiết lập, quản lý, bảo vệ khu vực sinh sản và sinh cư của rùa biển.
Hệ sinh thái cỏ biển tại các vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi đã được khai thác, bảo vệ bền vững. (Ảnh: Báo Tài Nguyên & Môi trường). |
Cũng với mục đích bảo tồn ĐDSH biển, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn với tổng diện tích 7.925 ha, trong đó diện tích mặt nước biển là 7.113 ha, nhằm duy trì, bảo vệ tài nguyên biển, đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân. Đối tượng bảo tồn là hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rong, cỏ biển, bãi giống, bãi đẻ và các loài thủy sinh vật sinh sống trong khu vực.
Tác động của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cùng với sự khai thác quá mức, ĐDSH biển ở miền Trung đang bị suy giảm mạnh. Vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH biển là vấn đề cấp bách.