Mỗi năm Việt Nam mất đi 1 - 1,5 % GDP vì thiên tai

Thiên tai tại Việt Nam đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng với những yếu tố hết sức cực đoan. Trong 10 năm qua, mỗi năm thiên tai gây tổn thất từ 1 - 1,5% GDP và khiến khoảng 300 người chết.
Kinh tế Việt Nam hé lộ nhiều gam màu sángGDP tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2018GDP đạt mức tăng cao nhất chín năm qua

Theo đó, ngày 12/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc đã phối hợp tổ chức lễ hưởng ứng Ngày quốc tế về giảm thiểu rủi ro thiên tai 13/10.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, thiên tai tại Việt Nam đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng với những yếu tố hết sức cực đoan, bất thường đã gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản, hàng năm mất đi từ 1- 1,5%GDP và làm trên 300 người chết và mất tích.

moi nam viet nam mat di 1 15 gdp vi thien tai
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai.

Theo tổng hợp của Tổng cục Phòng chống thiên tai - Bộ NN&PTNT, trong 10 năm qua, đã có hơn 3.600 người chết và mất tích do thiên tai, gây thiệt hại khoảng 288 nghìn tỉ đồng với các loại hình thiên tai thường gây thiệt hại gồm: bão, lũ, lũ quét, mưa lớn, ngập lụt, hạn hán và sạt lở đất.

Trong 5 năm gần đây, thiên tai xảy ra khó dự báo và có những diễn biến hết sức bất thường. Đầu năm 2016, khu vực ĐBSCL của Việt Nam trải qua đợt hạn hán lịch sử gây thiệt hại to lớn đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng triệu người.

Đặc biệt năm 2017, Việt Nam đã chịu tác động với số lượng kỷ lục các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, cùng với các trận mưa có cường độ cực lớn, chưa từng xảy ra tại một số khu vực miền núi, gây sạt lở đất và lũ quét kinh hoàng.

moi nam viet nam mat di 1 15 gdp vi thien tai
Thiên tai gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Các cơn bão tại Việt Nam cũng đang có xu hướng tác động vào những khu vực trước đây ít khi bị bão, nơi chính quyền và người dân thiếu kinh nghiệm, kỹ năng chống bão, dẫn đến tổn thất to lớn về người và tài sản.

Rủi ro thiên tai ngày càng gia tăng còn do tác động bởi sức ép của tăng trưởng dân số, tốc độ đô thị hóa và việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên.

Trong khi đó, hạ tầng phòng chống thiên tai của Việt Nam còn quá nhiều bất cập, với hơn 5.200 km đê sông, gần 2.700km đê biển, gần 26.000 km đê và bờ bao chống lũ, ngăn mặn; gần 6.700 hồ chứa vừa và lớn với dung tích 12,5 tỉ m3 trong đó có nhiều nhiều công trình đã đến giai đoạn cần được tu sửa nâng cấp để đảm bảo an toàn hơn trước thiên tai.

Mặc dù trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm tăng cường đầu tư để chống sạt lở, nâng cấp hệ thống đê, hồ, đập; tuy nhiên mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu ứng phó, khắc phục khẩn cấp và so với nhu cầu kinh phí để nâng cấp toàn hệ thống thì còn khoảng cách rất lớn.

Ngày quốc tế về phòng, chống thiên tai 13/10 được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lựa chọn từ năm 1989 nhằm kêu gọi sự quan tâm của các quốc gia thúc đẩy văn hóa toàn cầu về nhận thức rủi ro và giảm nhẹ thiên tai. Năm nay, Liên Hợp Quốc tiếp tục lựa chọn mục tiêu của hành động Sendai về gảm thiểu thiệt hại và hư hỏng đối với các cơ sở hạ tầng thiết yếu với thông điệp: Dựng xây để trường tồn - Buid to Last, là nội dung chính để tuyên truyền, vận động các cộng đồng, các quốc gia hưởng ứng.

Cũng trong dịp này, Việt Nam và các đối tác quốc tế đã ký kết biên bản hợp tác để giảm thiểu rủi ro thiên tai, hoạt động này sẽ đánh dấu một bước quan trọng, nâng tầm sự hợp tác toàn diện và chặt chẽ giữa Việt Nam và các đối tác hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống, giảm thiểu rủi ro thiên tai và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Theo (MTĐT)

Xem thêm

Liên kết