Mỹ xếp cuối cùng trong bảng xếp hạng Chỉ số hành động biến đổi khí hậu

Theo một báo cáo về khung thực hiện hóa Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Mỹ là nước xếp cuối cùng dựa trên tiêu chí đánh giá lượng khí thải và việc chú trọng năng lượng tái sinh.
COP 25: Công nghệ xanh và kinh tế xanh là tương lai của thế giớiThủ tướng ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dươngPháp cam kết đồng hành cùng Hà Nội giảm thiểu ô nhiễm không khí
my xep cuoi cung trong bang xep hang chi so hanh dong bien doi khi hau
Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: Wired.

Một bản đánh giá về những nỗ lực của các nước nhằm hiện thực hóa mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã được công bố tại trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 25) tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha ngày 10/12.

Theo đó, Mỹ là nước xếp sau cùng trong bảng xếp hạng Chỉ số hành động biến đổi khí hậu (CCPI). Đây là chỉ số đánh giá lượng khí thải, sự chú trọng năng lượng tái sinh và các chính sách khí hậu của 57 quốc gia Liên minh châu Âu (EU).

Ngoài Mỹ, đứng áp chót trong danh sách này còn có Saudi Arabia và Australia. Nguyên nhân được chỉ rõ là do hoạt động sử dụng nguồn nhiên liệu than đá ở các nước này. Cùng với đó, bản đánh giá khẳng định không có bất cứ quốc gia nào tham gia khảo sát đang thực hiện các chính sách phù hợp với các mục tiêu của Hiệp định Paris đề ra.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đã đặt mục tiêu kiềm chế mức tăng của nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hiện Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận mang tính toàn cầu về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính này.

Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia xả thải lớn nhất thế giới, có hành động chống biến đổi khí hậu ở mức trung bình nhờ tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng tái sinh. Tuy nhiên, chỉ số CCPI của Bắc Kinh có thể rơi xuống "đáy" nếu nước này tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy điện than.

Theo bà Ursula Hagen, thành viên của cơ quan giám sát môi trường Germanwatch và là đồng tác giả của bản đánh giá trên, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang ở giai đoạn mấu chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Qua bản đánh giá, bà ghi nhận sự chuyển dịch tích cực của các nước trên thế giới trong vấn đề xử lý phát thải, đặc biệt lượng phát thải từ than đá. Tuy nhiên, một số nước lớn, điển hình là Mỹ đang cố đi ngược xu hướng này. Do đó, theo bà, hành động của Trung Quốc và Mỹ sẽ có vài trò rất lớn đối với nỗ lực chống biến đổi toàn cầu.

Dự kiến, COP 25 tại Tây Ban Nha sẽ tập trung chủ yếu vào việc hoàn tất bộ quy tắc triển khai Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, để hiệp định này có thể được thực hiện từ năm 2021.

Theo Vietnam+