Núi Sinabung ở phía tây Indonesia, cao 2.460 mét, vốn không hoạt động trong bốn thế kỷ nhưng đã bất ngờ hoạt động trở lại vào tháng 8-2010. Ảnh: TIBTA PANGIN, Anadolu Agency/Getty Images |
Không có gì thể hiện sức mạnh của trái đất hơn một ngọn núi lửa phun trào, nó như những dòng sông lửa cuốn theo đá nóng chảy và những cột tro cuồn cuộn.
Những đỉnh núi phun trào này có thể được tìm thấy trên khắp thế giới. Sự phun trào của những ngọn núi lửa đã giúp tạo ra bề mặt trái đất, chạm khắc các miệng hố, chồng chất lên các đỉnh núi những dòng dung nham nguội lạnh với những cảnh quan hoang vắng. Như chúng ta đã biết, núi lửa đã giúp định hình cuộc sống.
Mỗi vụ phun trào đã nạo vét các chất dinh dưỡng từ sâu dưới lòng đất, phủ lên những tảng đá thành đất màu mỡ và thúc đẩy sự sống trên toàn cầu. Tuy nhiên, tiếng nổ của chúng cũng là một lời nhắc nhở nghiêm khắc về sự mong manh của cuộc sống, với sức mạnh tàn phá cảnh quan chỉ trong nháy mắt.
Mỗi ngọn núi phun trào theo cách khác nhau, và những hình ảnh này ghi lại phạm vi hoạt động của chúng. Bằng cách nghiên cứu những vụ nổ của núi lửa, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ giải mã được quá khứ và nhìn vào tương lai tiềm năng của hành tinh.
Hãy ngắm nhìn hình ảnh phun trào của những ngọn núi lửa trên khắp thế giới.
Núi lửa Anak Krakatau của Indonesia là một ngọn núi lửa đặc biệt, cứ sau vài năm lại hoạt động trở lại. Ngọn núi lửa này là “con” của núi lửa Krakatoa đã từng gây ra hàng loạt vụ nổ khủng khiếp với sức mạnh gấp hơn 10.000 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản, mỗi vụ nổ gây ra một cơn sóng thần tàn phá làng mạc ven biển khiến hơn 37.000 người thiệt mạng năm 1883. Đêm 22/12/2018, một vụ nổ khiến sườn núi lửa Anak Krakatau, con của Krakatau sụp đổ, gây ra trận sóng thần khiến hàng trăm người thiệt mạng. Ảnh: Stocktrek Images, Inc./Alamy.
Nhờ sự phát thải của lưu huỳnh, miệng núi lửa Kawah Ijen, Indonesia đã có màn trình diễn ánh sáng tuyệt vời. Rò rỉ qua các vết nứt trên núi lửa, khí lưu huỳnh bốc cháy khi chúng tiếp xúc với không khí, bùng nổ sự sống trong một ngọn lửa màu xanh rực rỡ. Ảnh: SONNY TUMBELAKA, Getty Images.
Núi Etna ở Ý là ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất châu Âu và thường gây ra những vụ nổ ấn tượng với những tảng đá nóng chảy cho đến những khối tro hình vòng tròn. Núi lửa Etna vừa mới thức giấc vào tháng 12-2018 được ghi nhận là ngọn núi lửa lâu nhất trên trái đất, với các ghi chép về các vụ nổ thường xuyên của nó từ 1.500 năm trước Công nguyên. Nó cũng đang dần trượt xuống biển Ionia, làm dấy lên mối lo ngại rằng ngọn núi lửa này có thể gây ra những đợt sóng thần lớn vào bờ biển Địa Trung Hải gần đó. Ảnh: FABRIZIO VILLA, Getty Images.
Núi lửa Bárðarbunga ở Iceland là một khu vực khắc nghiệt, khi miệng núi lửa trung tâm của nó bị chôn vùi dưới băng, nhưng những khe lửa lọt lên cách xa ngọn núi. Những vết nứt sâu trong lòng đất có thể phun ra những dòng nham thạch khổng lồ lớn nhất được biết đến trên trái đất trong 11.000 năm qua. Ảnh: BERNARD MERIC, Getty Images.
Năm 2018, sau hơn ba thập kỷ hoạt động, núi lửa Kilauea của Hawaii đã phun trào dữ dội với lượng dung nham đủ để lấp đầy ít nhất 320.000 bể bơi kích cỡ của Olympic. Dòng nham thạch của nó nuốt chửng mọi thứ trên đường đi, nhấn chìm một phần của khu dân cư Leilani Estates trong biển lửa. Ảnh: MARIO TAMA, Getty Images.
Trong ảnh là dòng dung nham chảy xuống sườn núi Sinabung năm 2018 ở Karo, Bắc Sumatra. Trong khi những vụ phun trào như vậy gây ra nhiều nguy hiểm, thì nham thạch giàu chất dinh dưỡng tuôn ra từ đỉnh núi đã tạo ra một dải đất màu mỡ rộng lớn lại lôi kéo người dân đến định cư gần đó. Ảnh: IVAN DAMANIK, Getty Images.
Màn trình diễn ánh sáng được ghi lại trong hình ảnh năm 2016 của núi lửa Sakurajima ở Nhật Bản. Núi lửa không chỉ tạo ra những dòng đá nóng sáng tuyệt đẹp mà còn có những tia sét bất thường. Ảnh: ASAHI SHIMBUN, Getty Images.
Hố lửa Halemaʻumaʻu trong miệng núi lửa Kilauea, Hawaii từ lâu đã trông như một hồ dung nham uốn lượn. Sau 100 năm ngừng hoạt động, núi lửa phun trào trở lại năm 2018, và một năm sau trên mặt hồ dung nham ấy xuất hiện thêm những chiếc hố nhỏ. Ảnh BRETTMANN, Getty Images.
Một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới là đỉnh núi Piton de la Fournaise trên đảo Réunion của Pháp. Kể từ thế kỷ 17, hơn 150 vụ phun trào đã khuấy động ngọn núi lửa này. Vụ phun trào trong ảnh được chụp vào tháng 9-2016. Ảnh: RICHARD BOUHET, Getty Images.
Vào ngày 22-6-2019, núi lửa Raikokoe phun trào, bắn lên một cột khí và tro bụi cao chót vót trên Bắc Thái Bình Dương. Vụ phun trào lớn đến mức các phi hành gia có thể nhìn thấy nó từ Trạm vũ trụ quốc tế và chụp lại hình ảnh đám mây đang lan rộng. Các hạt từ vụ phun trào này lan vào tầng bình lưu, gây ra sự tán xạ ánh sáng biến hoàng hôn và bình minh thành màu tím. Ảnh: NASA.
Trong khi vô số núi lửa nằm trên đất liền, thì có những ngọn núi lửa ẩn nấp dưới biển. Một nhiếp ảnh gia đã bắt được ngọn núi lửa dưới nước này ngoài khơi Tonga phun trào vào tháng 3-2009, và nó là một trong 36 ngọn núi lửa dưới biển trong khu vực. Ảnh: DANA STEPHENSON, Getty Images.
Đàn chim bồ câu bay qua sườn núi lửa Merapi của Indonesia vào ngày 4-6-2018. Merapi là ngọn núi lửa năng hoạt động nhất tại Indonesia và phun trào thường xuyên từ năm 1548. Nằm gần thành phố đông dân của thành phố Yogyakarta, những vụ phun trào trong quá khứ của Merapi đã tàn phá người dân địa phương. Ảnh: AGUNG SUPRIYANTO, Getty Images.