Ngành Hàng không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh

Trong kết luận mới đây của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến ngành Hàng không, thì hiện có một số bất cập mới nảy sinh gây uy hiếp đến an ninh, an toàn hàng không, chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo (tình trạng chậm, hủy chuyến còn nhiều) và bắt đầu có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.
Phi công Vietjet Air làm việc quá tải khiến nhiều chuyến bay bị delayVietjet Air chậm, hủy chuyến do phi công phải "tăng ca" quá nhiềuVietjet dẫn đầu huỷ chuyến bay, Bamboo Airways “vụt sáng” bay đúng giờ

Văn phòng Chính phủ vừa công bố kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 17/6 về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

Theo đó, Thủ tướng đề cập tới hàng loạt các vấn đề nổi cộm thuộc ngành Hàng không xảy ra trong thời gian vừa qua, đặc biệt là an ninh, an toàn hàng không. Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, ngành Hàng không Việt Nam đã khởi sắc với việc ra đời của các hãng hàng không mới, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của người dân, tạo sự cạnh tranh có lợi cho khách hàng.

hang khong viet nam co hien tuong canh tranh khong lanh manh
Ngành Hàng không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.

Thủ tướng cho rằng, ngoài những điểm đã đạt được, thì thực tế cho thấy một số bất cập mới nảy sinh có nguy cơ uy hiếp an ninh, an toàn hàng không, chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo (tình trạng chậm, hủy chuyến còn nhiều), bắt đầu có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.

Về vấn đề này, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chỉ đạo việc đánh giá năng lực ngành Hàng không và có những biện pháp quản lý để phát triển tốt nhưng phải phù hợp với quy hoạch, năng lực cơ sở hạ tầng và nhân lực.

Ngoài những vấn đề nêu trên, thì nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ cũng nhắc đến một vài vấn đề nổi cộm ở ngành Hàng không hiện nay, như: việc thành lập mới hoặc nâng quy mô của các hãng hàng không phải đảm bảo yêu cầu duy trì và nâng cao năng lực khai thác an toàn bay của các hãng hàng không, năng lực giám sát an toàn khai thác của nhà chức trách, khả năng cung ứng năng lực đặc thù (phi công, kỹ sư, thợ máy sửa chữa và bảo dưỡng...) cùng khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng hàng không.

Kèm theo đó là việc các hãng hàng không sau khi thành lập phải hoạt động theo đúng kế hoạch được duyệt, phải có sân bay căn cứ, không để ùn tắc, quá tải tại một số sân bay. Bộ trưởng Bộ GTVT là người phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh, an toàn hàng không...

Đức Trọng
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường