Người dân hào hứng ‘Đổi rác thải nhựa lấy cây xanh’

Ngày 8/12, tại số 19 Đặng Dung, Hà Nội đã diễn ra sự kiện “Đổi giấy lấy cây – Trao quà tặng trẻ”. Sự kiện thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ trên địa bàn Hà Nội.
Một con cá voi hấp thụ CO2 bằng hàng vạn cây xanhNhiều cây xanh bị chặt trộm ở phường Đại Mỗ, Hà NộiChương trình 'Đổi rác thải nhựa - Lấy cây xanh' ở Bến Tre
nguoi dan hao hung doi rac thai nhua lay cay xanh
Vải và quần áo cũ được thu gom với mục đích tái chế thành sản phẩm thân thiện môi trường để giúp đỡ trẻ em nghèo.

“Đổi giấy lấy cây – Trao quà tặng trẻ” là sự kiện đầu tiên trong chuỗi dự án Green Product – dự án biến vải vụn, quần áo cũ thành những sản phẩm xanh thiết yếu trong cuộc sống. Dự án được tổ chức thường niên vào tháng 12 mỗi năm của CLB Nhà Báo Xanh nhằm giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Tại sự kiện, ban tổ chức tiến hành thu gom vải và quần áo cũ với mục đích tái chế thành sản phẩm thân thiện môi trường để lấy kinh phí giúp đỡ các em nhỏ vùng cao. Mọi người mang đến sự kiện quần áo, giày dép cũ, những bộ đồ không còn sử dụng nữa để đổi lấy những chậu cây xinh xắn mang về.

Sau đó, ban tổ chức sẽ tiến hành phân loại: quần áo có thể mang đi tặng, quần áo để tái chế,… Điểm đến dự kiến của số quần áo thu được trong sự kiện lần này là một vùng quê nghèo tại tỉnh Điện Biên, nơi các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, vật chất thiếu thốn, mặc không đủ ấm.

nguoi dan hao hung doi rac thai nhua lay cay xanh
Quần áo sau khi phân loại sẽ được gửi đến vùng quê nghèo tỉnh Điện Biên.

“Mình có nhiều quần áo cũ không mặc nữa nhưng vẫn còn rất tốt, đang phân vân không biết nên làm gì với chúng. Thật may mắn khi biết đến sự kiện này. Mình đã gom hết mang đến đây và đổi lấy chậu cây xinh xắn mang về. Cảm ơn các bạn ban tổ chức vì những việc làm ý nghĩa của các bạn”, bạn Đinh Huyền Trang (sinh viên Học viện múa Việt Nam) chia sẻ.

Thời trang là ngành công nghiệp thứ hai gây ô nhiễm nguồn nước. Rất nhiều người sẵn sàng chi tiền cho những món đồ chỉ mặc 1 – 2 lần hoặc thậm chí không bao giờ mặc đến. “Dự án Green Product ra đời với mục đích góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của mọi người về tác động của ngành công nghiệp may mặc đến môi trường; nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường cũng như tái chế. Từ đó, chúng mình mong muốn mọi người bắt tay vào hành động, xây dựng lối sống tối giản, bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta”, Bạn Hoàng Thị Thoa (Điều phối viên CLB Nhà Báo Xanh) cho biết.

nguoi dan hao hung doi rac thai nhua lay cay xanh
Sự kiện góp phần trao gửi thông điệp về sự chia sẻ, cảm thông, “lá lành đùm lá rách”.

Không chỉ nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, sự kiện còn góp phần trao gửi thông điệp về sự chia sẻ, cảm thông, “lá lành đùm lá rách” - nghĩa cử cao đẹp đầy tính nhân văn của con người. Bạn Lê Thị Xuyến (trưởng Ban Nội dung) chia sẻ: “Chúng ta mua rất nhiều quần áo và luôn không hài lòng về tủ đồ của mình mà không biết rằng ở vùng cao nhiều em nhỏ không có đủ áo ấm để mặc. Hi vọng rằng, số quần áo thu được ngày hôm nay sẽ giúp các em có một mùa đông ấm áp hơn."

CLB Nhà Báo Xanh là nơi tập hợp những bạn trẻ có niềm đam mê, yêu thích lĩnh vực báo chí và quan tâm đến môi trường. Dự án Green Product lần này có sự kết hợp của CLB Nhà Báo Xanh, CLB Vì Môi Trường (Đại học Lâm nghiệp) và CLB Môi Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Mai Anh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết