Đó là ông Jadav Payeng sinh sống ở đảo Majuli, bang Assam, Ấn Độ. Được biết, quê nhà của ông Jadav, đảo Majuli, là hòn đảo trên sông lớn nhất thế giới. Theo lời các chuyên gia, nơi này rất dễ bị xói mòn đất và có thể biến mất hoàn toàn trong vòng 20 năm.
Một người đàn ông đã dành hơn 40 năm để trồng cây trên một hòn đảo hoang vu ở Ấn Độ. |
Sau những trận lũ kinh hoàng trong năm 1979, cậu thiếu niên Jadav quyết định đều đặn trồng một cây non mỗi ngày. Hơn 40 năm sau, khu rừng mà ông Jadav một tay gây dựng rộng tới 550 hecta. Các cây lớn lên tươi tốt tạo thành một cánh rừng rộng bạt ngàn, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã như: hổ Bengal, tê giác, chim chóc, voi rừng... và sự đa dạng các chủng loại thực vật.
Hành động đẹp của ông Jadav được nhà báo Jitu Kalita "phát hiện" ra vào năm 2007, khi ông đang đi gieo hạt trong rừng. Khi đến thăm hòn đảo Majuli, nhà báo Jitu đã vô cùng bất ngờ, bởi giữa vùng đất hoang vu, khô cằn này lại có một cánh rừng xanh tốt đến vậy.
Ảnh hưởng của xói mòn đối với đảo Majuli. |
Ban đầu, ông Jadav tưởng nhà báo Jitu là người đi săn tình cờ qua đây, rồi họ trò chuyện và càng lúc càng bất ngờ trước những thông tin mình có được. Nhà báo Jitu quá ấn tượng trước câu chuyện của Jadav và quyết định viết bài về ông để giới thiệu với độc giả Ấn Độ.
Ông Jadav Payeng sống bằng nghề bán sữa bò cho dân làng. Xuất phát từ thực tế về tình trạng xói mòn bởi lụt lội và hạn hán ở hòn đảo mà mình sinh sống, ông Jadav đã quyết định bắt tay vào việc trồng cây gây rừng.
Ông Jadav cứ lặng lẽ trồng từng cây non, cho đến khi thành một cánh rừng xanh bạt ngàn, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm. |
"Ngoài các công việc thường nhật, tôi dành nhiều thời gian để chăm sóc cánh rừng và sẽ còn tiếp tục trồng thêm cây cho tới "hơi thở cuối cùng"" - Ông Jadav nói. Mỗi ngày, ông đều đi thăm cánh rừng và cảm thấy cây cối, muông thú như thể gia đình thứ hai của mình.
Khi nơi đây thành rừng, động vật hoang dã quý hiếm tự động tìm về sinh sống. Nhưng đó cũng là "sức hấp dẫn" khiến những kẻ săn trộm và lâm tặc tìm đến. Ông Jadav Payeng cho biết, trồng rừng khó nhất là giai đoạn đầu, còn giờ đây, việc trồng cây trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Khi hòn đảo Majuli thành rừng, động vật hoang dã quý hiếm tự động tìm về sinh sống. Nhưng đó cũng là "sức hấp dẫn" khiến các đối tượng lâm tặc tìm đến để săn bắn, đốn cây lấy gỗ. |
Câu chuyện về ông Jadav đã được truyền thông Ấn Độ đăng tải rất nhiều, ông nhận được không ít những lời khen ngợi từ các nhà chức trách. Sau đó, nhiều đoàn phim cũng tìm đến ông để làm phim tài liệu.
Mặc dù đã gần 60 tuổi nhưng ông Jadav vẫn hết sức tận tụy với khu rừng. Mục tiêu của ông Jadav hiện giờ là "phủ xanh" cả hòn đảo Majuli.
Nhớ lại cái cây đầu tiên mà mình trồng, từ một mầm non nhỏ, giờ đây, cây đã vươn cao, thân to và vững chãi, ông Jadav không khỏi xúc động: "Nếu không có cây, tôi sẽ chẳng bao giờ được thấy thế giới ngoài kia, vì có rất nhiều người dân đến từ nhiều nước trên thế giới đã tìm đến đây để được tận mắt chứng kiến cánh rừng kỳ diệu này".
Đảo Majuli vốn là một vùng đất trống cằn cỗi. (Ảnh: Shutterstock) |
Khu rừng do ông Jadav một tay gầy dựng rộng đến hơn 550 hectare. (Ảnh: Shutterstock) |
Ông Jadav vẫn còn nhớ vị trí chính xác của cái cây đầu tiên. (Ảnh: Shutterstock) |
Ông Jadav vẫn còn nhớ vị trí chính xác của cái cây đầu tiên. (Ảnh: Shutterstock) |