Điển hình là Chiến lược hành động đa niên về An ninh lương thực và biến đổi khí hậu (2018-2020) thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực hợp tác để cải thiện hiệu quả đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giảm thất thoát lương thực, tăng cường an toàn thực phẩm, tăng năng suất nhằm chống lại biến đổi khí hậu và giảm thiểu khí thải nhà kính.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có hệ sinh thái biển đa dạng và năng suất cao nhất hành tinh. (Ảnh: Ocean). |
Cùng với các hoạt động thúc đẩy của APEC, các nước thành viên cũng cho thấy quyết tâm xây dựng nền kinh tế biển xanh với các chính sách, chiến lược hành động cụ thể.Ngoài ra, APEC còn tổ chức nhiều hoạt động tăng cường nhận thức về kinh tế biển xanh, tạo cơ hội để các nước thành viên gắn kết cùng hướng đến mục tiêu chung. Kể từ năm 2011, APEC đã tổ chức 5 diễn đàn về kinh tế biển xanh với nội dung tập trung vào các chủ đề như: Thúc đẩy tăng trưởng xanh của nền kinh tế biển; đạt mục tiêu kinh tế biển xanh trong bối cảnh phát triển bền vững; đối thoại khu vực công - tư về kinh tế biển xanh; hướng phát triển và thực tiễn hợp tác ở khu vực.
Nguồn lợi từ biển bị đe dọa nghiêm trọng vì ô nhiễm |
Indonesia
Chính phủ Indonesia cam kết giảm 70% mảnh vụn nhựa vào đại dương từ năm 2017. Đất nước có hơn 17.500 đảo lớn nhỏ này đã thực thi nhiều biện pháp để đạt được mục tiêu, bao gồm: Khởi động chiến lược quốc gia về mảnh vụn nhựa đại dương với nhiều chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể; xây dựng một chương trình quốc gia về quản lý chất thải trên đất liền trong vòng 4 năm với ngân sách lên đến 1 tỉ USD; tích hợp tuyên truyền về mảnh vỡ nhựa đại dương vào chương trình giáo dục quốc gia.
Indonesia cũng phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ thực hiện chương trình đẩy nhanh các giải pháp quản lý chất thải để giảm xả rác ra biển. Chương trình đã đưa ra nhiều gợi ý hữu ích cho các nước thành viên tham khảo, bao gồm: Các khuyến nghị chính sách để xóa bỏ rào cản đầu tư vào xử lý chất thải, đặc biệt là các chính sách tạo thị trường cho các sản phẩm từ rác thải; phát triển các định nghĩa nhất quán và quan hệ đối tác công - tư; cân đối công nghệ và các tiêu chuẩn quản lý; phổ biến thông tin về các công nghệ tiềm năng; xây dựng hướng dẫn triển khai kỹ thuật; và cải thiện hệ thống dữ liệu chất thải quốc gia.
Xe dọn rác thải nhựa trên bờ biển Kuta, gần Denpasar, đảo Bali, Indonesia. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Philippines đóng góp vào nỗ lực của APEC bằng chiến lược cải thiện năng suất nuôi trồng thuỷ sản. Để giải quyết vấn đề nghèo đói và năng suất thấp của ngư dân, chính phủ Philippines triển khai chương trình dành cho các cộng đồng ven biển với mục tiêu xây dựng 252 trung tâm nghề cá cộng đồng (CFLC) trên khắp cả nước. Mục tiêu của các trung tâm là hỗ trợ cải thiện điều kiện kinh tế của các cộng đồng ngư dân có tỉ lệ đói nghèo cao. Cụ thể, CFLC cung cấp kho lạnh và hỗ trợ xử lý để giảm thất thoát sau thu hoạch thuỷ sản từ 25% xuống 18%. Kho lạnh và trang thiết bị của CFLC cho phép nông dân bảo quản cá tốt hơn, bảo vệ chất lượng thuỷ sản, từ đó có thể bán được giá cao hơn. Trung tâm còn thực hiện chức năng giám sát hoạt động đánh bắt và đánh giá trữ lượng, từ đó thực hiện các buổi đào tạo, tư vấn cho ngư dân các phương pháp vừa đảm bảo sinh kế vừa không khai thác cạn kiệt tài nguyên. CFLC cũng đóng vai trò cầu nối giữa ngư dân vào người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng tiếp cận được với thuỷ sản sạch và chất lượng. |
Chi-lê
Tương tự như Philippines, Chi-lê đóng góp vào mục tiêu chung về kinh tế biển xanh của APEC bằng chiến lược đổi mới nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản để ứng phó với biến đổi khí hậu. Quốc gia Nam Mỹ giáp với Thái Bình Dương với đường bờ biển dài hơn 6.000 km này phát triển dự án “Tăng cường năng lực thích ứng của ngành cá và nuôi trồng thuỷ sản để ứng phó với biến đổi khí hậu”. Dự án nhằm khắc phục các rào cản và điểm yếu về thể chế, công nghệ để tạo điều kiện cho ngành cá và nuôi trồng thuỷ sản phát triển, tăng khả năng phục hồi của ngành dựa trên hệ sinh thái và phương pháp phòng ngừa, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân về biến đổi khí hậu.
Tính đến năm 2019, Chi-lê đã triển khai thử nghiệm dự án ở 4 vùng nuôi trồng và đánh bắt hải sản thuộc 4 khu vực địa lý khác nhau. Các vùng này được lựa chọn dựa trên tính đại diện về môi trường, kỹ thuật, kinh tế xã hội và thể chế. Bốn khía cạnh này tạo điều kiện để thực thi một hệ thống quản lý nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản với khả năng thích ứng cao với BĐKH. Nếu thử nghiệm thành công, các vùng này sẽ là mô hình mẫu để nhân rộng trên cả nước.
Chi-lê đóng góp vào mục tiêu chung về kinh tế biển xanh của APEC bằng chiến lược đổi mới nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản để ứng phó với biến đổi khí hậu. (Ảnh: Credendo) |
Với gần 14.500 km đường bờ biển, Trung Quốc xem biển và đại dương là nguồn lực chiến lược để phát triển kinh tế. Chính phủ Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến kinh tế biển xanh từ Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010) thông qua những con số ấn tượng của kinh tế biển, như đăng ký mức tăng trưởng trung bình hằng năm 13,5% và tạo ra khoảng 33 triệu việc làm đến năm 2010. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) tiếp tục đặt ra mục tiêu mới: nNn kinh tế biển xanh sẽ chiếm 10% GDP vào năm 2015. Ngoài ra, kế hoạch này cũng khuyến khích phát triển mạnh mẽ nghiên cứu, đổi mới sáng tạo để phục vụ cho mục tiêu chung của kinh tế biển xanh.
Trung Quốc
Kể từ năm 2016, Trung Quốc đặt trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế biển xanh vào khoa học và công nghệ. Quốc gia đông dân nhất thế giới này cho ra đời Kế hoạch quốc gia về phát triển đại dương bằng khoa học và công nghệ (2016-2020), với mục tiêu tăng cường sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, tăng chất lượng và hiệu quả của các ngành kinh tế biển.
Đến năm 2017, Trung Quốc đã xây dựng được 12 cụm công nghiệp biển đạt tiêu chí đầu tàu về khoa học công nghệ. Các cụm công nghiệp này nằm ở 9 tỉnh ven biển của Trung Quốc, sở hữu công nghệ hiện đại và các nền tảng để phát triển kinh tế biển như cảng, kỹ thuật đại dương, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản. Các cụm này đóng nhiều vai trò khác nhau, vừa tăng cường năng lực nghiên cứu, thúc đẩy phổ biến công nghệ, nhân rộng các mô hình thành công, tổ chức đào tạo và hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương.
New Zealand
Trong khi Trung Quốc đặt trọng tâm vào công nghệ thì New Zealand đầu tư mạnh tay cho các chương trình khoa học liên quan đến biển và đại dương. Quốc đảo nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương này coi khoa học là nền móng của đổi mới. Có thể kể đến một số dự án đầu tư lớn như: Dự án Nền tảng môi trường biển (MEP) với kinh phí 115 triệu đô-la New Zealand, thực hiện trong 7 năm, nhằm cung cấp những hiểu biết sâu về môi trường ven biển và đại dương, thuỷ sản, tài nguyên đáy biển, nuôi trồng thuỷ sản để phát triển kinh tế biển hiệu quả, khai thác nguồn lợi kinh tế nhưng vẫn duy trì tính toàn vẹn và đa dạng sinh học biển; Dự án thách thức khoa học quốc gia về các vùng biển bền vững (SSNSC) thực hiện trong vòng 10 năm với nhiều chương trình khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển dưới các áp lực về môi trường và sinh học.
New Zealand đầu tư dự án thách thức khoa học quốc gia về các vùng biển bền vững thực hiện trong vòng 10 năm, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển dưới các áp lực về môi trường và sinh học. (Ảnh minh họa) |
Các dự án đều đặt trọng tâm vào việc tăng cường cơ sở khoa học để sử dụng bền vững tài nguyên đại dương, giám sát và cải thiện năng lực, hiểu biết của ngư dân về kinh tế xanh. Ví dụ, dự án SSNSC đã khởi xướng các cuộc đối thoại về quản lý dựa trên hệ sinh thái (EBM), mở rộng hiểu biết về cách ứng dụng EBM trong quản lý môi trường biển, tạo công cụ hỗ trợ quản lý và ra quyết định quản lý.