Nồng độ CO2 trong không khí càng lớn thì con người càng dễ béo phì

Nhóm nghiên cứu của Đại học Copenhagen tại Đan Mạch tuyên bố sự gia tăng của nồng độ carbon dioxide (CO2) trong không khí là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch béo phì hoành hành.
Báo động ô nhiễm rác thải nhựa trên khắp trái đấtBèo lục bình, mối hiểm họa tiềm ẩn cho môi trường đô thị thành phốÔ nhiễm ánh sáng và những hậu quả khó lường

Nhóm nghiên cứu này đã tuyển 6 nam giới để thực hiện một thử nghiệm. Họ yêu cầu 6 người bước vào các phòng đặc biệt, nơi nhóm nghiên cứu có thể điều chỉnh nồng độ CO2.

Sau 7 giờ rưỡi, nhóm nam giới được phép ăn một cách thoải mái. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những người đàn ông ở trong phòng có nồng độ CO2 cao hấp thu lượng calories lớn hơn 6% so với những người ở trong phòng có nồng độ CO2 bình thường, Livescience đưa tin.

nong do co2 trong khong khi cang lon thi con nguoi cang de beo phi
Sự gia tăng của nồng độ carbon dioxide (CO2) trong không khí là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch béo phì hoành hành.

Arne Astrup, một nhà nghiên cứu thuộc khoa Béo phì và Dinh dưỡng của Đại học Copenhagen cho rằng, tính axit trong máu người tăng và nồng độ pH của máu giảm do nồng độ CO2 trong không khí leo thang.

Do tính axit trong máu tăng, các tế bào thần kinh orexin – loại tế bào xử lý cảm giác thèm ăn, và rất nhạy cảm với tính axit trong máu – hoạt động mạnh hơn khiến con người ăn nhiều hơn. Vì thế lượng CO2 trong không khí càng lớn thì con người càng dễ béo phì.

Phân tích mới về những cánh rừng trên thế giới chỉ ra rằng, chúng ta còn đủ diện tích để trồng thêm 1,2 nghìn tỉ cây xanh, là lượng cần để hấp thụ hết CO2.

nong do co2 trong khong khi cang lon thi con nguoi cang de beo phi
Chúng ta còn đủ diện tích để trồng thêm 1,2 nghìn tỉ cây xanh, là lượng cần để hấp thụ hết CO2.

Cụ thể, 3 nghìn tỉ cây xanh trên toàn cầu hiện đang hấp thụ 400 gigatons CO2. Dựa theo công thức này, nếu chúng ta tăng quy mô lên thêm 1 nghìn tỉ cây xanh nữa tức là lượng CO2 được hấp thu cũng nâng lên hơn 100 gigaton. Và với 4 nghìn tỉ cây xanh luôn hiện hữu, lượng CO2 được thải ra do các hoạt động của con người, trong ít nhất 1 thập kỷ sẽ được “dọn sạch”.

Nhà nghiên cứu Crowther cũng khẳng định thêm về sự hiệu quả của cây xanh: “Không giống như những giải pháp công nghệ cao để chống lại sự biến đổi khiến hậu, ví dụ, hệ thống hấp thụ cacbon, cây xanh là một phương án tối ưu bởi bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể trồng ít nhất một cái cây”.

Bên cạnh những điều trên, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng phải công nhận rằng, cây xanh là một điều tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng. Cây xanh giúp con người ở các khu đô thị ít ngột ngạt hơn. Chúng góp phần cải thiện chất lượng không khí, chất lượng nước, giữ đất khỏi sạt lở và vô vàn những điều đẹp đẽ khác!

Theo An Yên/Môi trường & Đô thị
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết