Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, hạn chế, giảm thiểu các thiệt hại, rủi ro.
Tăng cường khả năng chống chịu, ứng phó BĐKH cho các đô thịPhát triển đô thị xanh bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậuPhân loại đô thị cần hoàn thiện hệ thống pháp luậtPhát triển Phú Quốc đến năm 2040 thành đô thị biển đặc sắc loại I

Theo PGS.TS Mai Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng cho biết, những năm gần đây biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng diễn biến phức tạp, khó lường và cực đoan hơn. Mưa lớn hoặc mưa lớn kèm theo triều cường dẫn đến tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra tại các đô thị Việt Nam gây nhiều tổn thất về người, môi trường, xã hội và kinh tế. Đồng thời, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều của BĐKH và nước biển dâng.

Mới đây, Bộ Xây dựng cho biết đang triển khai Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030" nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, hạn chế, giảm thiểu các thiệt hại, rủi ro trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030" nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, hạn chế, giảm thiểu các thiệt hại, rủi ro.

Theo đó, Đề án nhằm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết số 438/QĐ-TTG ngày 25/3/2021 phê duyệt Đề án Phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu 2021 - 2030; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, gắn trách nhiệm thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện.

Với 6 chương trình trọng tâm, Bộ Xây dựng chủ trì ưu tiên nguồn lực thực hiện các nhóm nhiệm vụ được giao theo giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 438/QĐ-TTg theo thứ tự ưu tiên là Chương trình 2, Chương trình 6 và Chương trình 4. Đó là rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành Xây dựng và đô thị ứng phó với thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1055/Đ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ); Xây dựng kế hoạch hành động và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng phối hợp các Bộ, ngành, các địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tại các địa phương giai đoạn 2021-2025. Về các chương trình thực hiện, cần ưu tiên theo thứ tự các Chương trình 1, Chương trình 5 và Chương trình 3. Đó là xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống bản đồ cảnh báo rủi ro đô thị (Atlas Đô thị và Khí hậu); Phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình, dự án thí điểm ứng dụng công nghệ, vật liệu mới nhằm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, kiến trúc xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; Bổ sung lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào quy hoạch vùng, tỉnh và quy hoạch đô thị…

Bên cạnh đó, đề án sẽ bổ sung lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào quy hoạch vùng, tỉnh và quy hoạch đô thị. Kèm theo đó là xây dựng kế hoạch và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, đề án còn phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình, dự án thí điểm ứng dụng công trình, công nghệ, vật liệu mới nhằm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, kiến trúc xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; thực hiện kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tại các địa phương giai đoạn 2021-2025. Trong số đó, các địa phương ưu tiên thực hiện gồm 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm: TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Các đô thị thuộc 7 tỉnh vùng Duyên hải Bắc bộ, Duyên hải miền Trung, ĐBSCL và những đô thị thuộc 7 tỉnh vùng miền núi phía Bắc và Tây nguyên: ưu tiên theo thứ tự các tỉnh đã sớm ban hành kế hoạch thực hiện đề án, có đề xuất triển khai thực hiện Bộ Xây dựng.

Việt Nam hiện có 870 đô thị các loại, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40,5% (tăng gần 10% so với năm 2010). Đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, tạo nhiều thách thức trong công tác phát triển hạ tầng đô thị để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như bảo đảm chất lượng, môi trường sống của người dân. Do vậy, phát triển hạ tầng xanh, an toàn và bền vững đang là một hướng đi được xem xét, vận dụng vào thực tiễn phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay.

Theo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), hiện nay, có khoảng 300 đô thị ven biển sẽ chịu sự tác động rất lớn của biến đổi khí hậu như tình trạng ngập lụt, xâm nhập mặn, triều cường. Khoảng 140-150 đô thị ở miền núi chịu sự ảnh hưởng của sạt lở đất, lũ quét và hạn hán. Với xu thế đô thị hóa và phân bố hệ đô thị hiện nay, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan thực sự là thách thức đối với công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị.

Lan Anh

Xem thêm

Liên kết