Rà soát các dự án bất động sản "lách luật" huy động vốn |
Theo số liệu thống kê mới nhất, đã có 16/18 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh Quảng Nam có lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, với tổng 63.451 con lợn của 15.098 hộ dân bắt buộc phải tiêu hủy, tổng trọng lượng hơn 3.346 tấn lợn hơi.
Ông Nguyễn Thành Nam - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi & Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết: “Chúng tôi đã hướng dẫn rất kỹ việc vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng nhưng trong điều kiện người ít, ổ dịch quá nhiều, không thể nào kiểm soát chặt mọi khâu. Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi & thú y đang tiếp tục kiểm tra, nhắc nhở việc xử lý chôn lấp và một số hoạt động liên quan”.
Được biết, việc quản lý giết mổ lợn đang là khó khăn rất lớn trong công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Lượng cán bộ thú y ở cơ sở không nhiều, không thể kiểm soát hết tình hình dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Thành Nam, trước đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) yêu cầu trước khi giết mổ phải lấy mẫu máu xét nghiệm để kiểm tra tình trạng con lợn, sau đó phải lấy mẫu thịt đưa đi kiểm nghiệm một lần nữa rồi mới cho bán ra thị trường. Nhưng các cơ sở nhỏ lẻ giết mổ và tiêu thụ trong ngày, nên cán bộ thú y lấy mẫu gửi đi, trong khi họ vẫn cứ bán thịt vì không có thiết bị bảo quản thịt.
Số lượng lợn mắc bệnh quá lớn, có một số thời điểm chính quyền cấp cơ sở thấy “đuối sức” trong việc tiêu hủy. Ảnh: Báo Quảng Nam. |
Bên cạnh đó, công tác kiểm soát giết mổ, thu gom rác thải, chất thải và tiêu độc khi đưa lợn bệnh đi tiêu hủy cũng gặp nhiều áp lực. Một số địa phương vẫn chưa thực hiện triệt để việc thu gom chất thải, rác thải và tiêu độc trong quãng đường từ nơi chăn nuôi đến nơi tiêu hủy. Quá trình này qua một loạt tuyến đường có hộ chăn nuôi, cũng là nguy cơ gây lây lan dịch.
Trước đó, Kinh tế Môi trường đã thông tin, nhiều người dân sống tại xã Bình Triều (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) phản ánh về việc họ phải đóng tiền cho đội thu gom, tiêu hủy khi có lợn chết do dịch tả lợn Châu Phi. Đã có một số hộ dân tự vận chuyển lợn đến nơi tiêu hủy. Tuy nhiên, tại các hố này, xác lợn chết được chôn lấp rất sơ sài, một số đang trong thời kỳ phân hủy bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh.