Quảng Ngãi: Chưa giải quyết bài toán môi trường trong xây dựng Công viên địa chất toàn cầu

Quảng Ngãi sắp trình hồ sơ để UNESCO công nhận Lý Sơn - Sa Huỳnh là Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC), tuy nhiên tiêu chí môi trường vẫn đang là bài toán nan giải.
Quảng Ngãi: Thả gần 2 triệu con giống phát triển thủy lợiThừa Thiên - Huế "mạnh chi" để phát triển du lịch cộng đồng
Thừa Thiên - Huế "mạnh chi" để phát triển du lịch cộng đồng

Thực trạng môi trường trong vùng CVĐCTC Lý Sơn - Sa Huỳnh đang đặt ra cho Quảng Ngãi rất nhiều việc phải làm trước khi hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO. Đây là tiêu chí quan trọng bắt buộc phải đưa vào hồ sơ để báo cáo.

chua giai quyet bai toan moi truong trong xay dung cong vien dia chat toan cau
Ô nhiễm môi trường trở thành bài toán nan giải trong việc hoàn thành hồ sơ xây dựng CVĐCTC. (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)

Khu vực đập tràn nối giữa hai xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) và Bình Châu (Bình Sơn) lâu nay vẫn là điểm nóng về ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt. Còn tại khu vực cảng cá Sa Huỳnh, túi nilon, chai nhựa, rác hữu cơ trôi nổi khắp mặt biển. Không những vậy, các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản còn xả thải trực tiếp ra môi trường, khiến khu vực quy hoạch CVĐCTC bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, rác thải chìm sâu dưới đáy biển đang đặt ra nhiều vấn đề đối với CVĐCTC Lý Sơn - Sa Huỳnh. Thực trạng này tác động trực tiếp đến diện mạo di sản cảnh quan thiên nhiên và địa chất trong vùng, dẫn đến khó phát huy hết giá trị của di sản.

Theo PGS-TS Trần Tân Văn - Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản, phần lớn rác thải từ cộng đồng thải ra, nhưng chúng ta không có biện pháp xử lý, mà đổ lỗi cho khách quan là chưa thoả mãn. Muốn Lý Sơn - Sa Huỳnh được công nhận là CVĐCTC thì ngay từ bây giờ, Quảng Ngãi phải có giải pháp về vấn đề môi trường ở khu vực này.

Được biết, CVĐCTC Lý Sơn - Sa Huỳnh sau khi được mở rộng có diện tích lên đến 4.600km2. Theo quy định của UNESCO, nếu được công nhận là CVĐCTC, nhưng sau đó môi trường ở đây bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ở vùng lõi, vùng phụ cận thì UNESCO sẽ rút lại chứng nhận.

Thanh Ly (T/h)
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết