Quảng Trị: Dân điêu đứng vì công ty chăn nuôi xả thải gây ô nhiễm

Nhiều năm qua, các hộ dân sống tại thôn 1 (xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), bức xúc vì Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Quảng Trị xả thải gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất.
Cận cảnh hồ thủy điện lớn nhất Quảng Trị trơ đáy do khô hạnQuảng Trị: Xả hồ thủy lợi 'cứu' nước sinh hoạt vì khô hạn kéo dài
Quảng Trị: Xả hồ thủy lợi 'cứu' nước sinh hoạt vì khô hạn kéo dài

Theo phản ánh của nhiều hộ dân ở xã Triệu Lăng, cuộc sống của họ trong thời gian qua bị đảo lộn do việc xả thải của Công ty Cổ phần CP Việt Nam chi nhánh Quảng Trị. Ngoài việc ảnh hưởng đến sinh hoạt, nguồn nước bị ô nhiễm khiến nhiều hộ dân không thể tiếp tục nuôi tôm. Kèm theo đó, nước thải từ công ty này đổ ra kênh còn gây sạt lở bờ biển.

quang tri dan dieu dung vi cong ty chan nuoi xa thai gay o nhiem
Nước thải từ Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Quảng Trị gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân

Theo ghi nhận của chúng tôi, dòng nước thải đổ ra từ Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Quảng Trị có màu đen, nổi bọt trắng và bốc mùi hôi thối. Nước thải từ công ty này xả trực tiếp ra con kênh dài khoảng 500m, rộng từ 10 – 15m chảy qua địa bàn thôn 1 (xã Triệu Lăng) và sau đó đổ thẳng ra biển. Việc xả thải liên tục đã gây sạt lở, khiến việc neo đậu thuyền của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Ông Đoàn Phơ – Trưởng thôn 1 (xã Triệu lăng) cho biết Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Quảng Trị xả nước thải chưa qua xử lí làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hộ dân. Nước phục vụ sinh hoạt của nhiều hộ dân sống gần kênh xả thải có dấu hiệu nhiễm mặn. Đặc biệt, gần đây tôm nuôi bị chết hàng loạt không rõ lí do.

quang tri dan dieu dung vi cong ty chan nuoi xa thai gay o nhiem
Một trong những ống nhựa xả thải trực tiếp ra môi trường của Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Quảng Trị

Theo ông Phơ, công ty này có tới 5 điểm xả thải với 7 ống nhựa phi 200mm, xả ra khu vực kênh thoát nước đi qua thôn 1 rồi chảy thẳng ra biển. Nước thải ô nhiễm khiến 26 hộ nuôi tôm trong thôn có dấu hiệu bị ảnh hưởng, gần đây tôm chết hàng loạt gây thiệt hại nặng về kinh tế. "Đơn cử như hộ gia đình ông Đoàn Phải (sinh năm 1966) có ba hồ nuôi tôm với diện tích mặt nước khoảng 1ha, vừa qua tôm chết nhiều và không rõ nguyên nhân khiến gia đình ông thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng. Nhiều hộ đã phải tìm kế sinh nhai khác, còn một số hộ bám trụ với nghề nuôi tôi thì đang thấp thỏm lo lắng", ông Phơ nói.

quang tri dan dieu dung vi cong ty chan nuoi xa thai gay o nhiem
Ông Đoàn Phơ - Trưởng thôn 1, xã Triệu lăng (trái) bức xúc trước tình trạng ô nhiễm

Trước tình trạng trên, người dân xã Triệu Lăng đã nhiều lần làm đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng mong sự việc được giải quyết dứt điểm nhưng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Còn phía Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam vẫn tiếp tục xả thải ra môi trường.

quang tri dan dieu dung vi cong ty chan nuoi xa thai gay o nhiem
Trụ sở Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Quảng Trị

Để hạn chế ảnh hưởng do ô nhiễm, nhiều hộ dân thôn 1 phải bỏ công sức ra đắp đập, chặn dòng để nước thải chuyển hướng, đổ thẳng ra bờ biển, tránh gây sạn lở ven biển. Tuy nhiên, giải pháp tạm thời này càng khiến môi trường biển bị "bức tử".

quang tri dan dieu dung vi cong ty chan nuoi xa thai gay o nhiem
Nước thải theo dòng kênh chảy thẳng ra biển, nguy cơ gây ô nhiễm cả một vùng

Ông Đặng Quang Hải – Phó chủ tịch UBND xã Triệu Lăng cho hay, vừa qua, cấp trên kết hợp với chính quyền địa phương đã qua làm việc với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Quảng Trị. Tại buổi làm việc, phía công ty đã thừa nhận việc xả thải trái quy định và cam kết sẽ khắc phục. Đến ngày 30/9/2019, phía công ty này sẽ dừng việc xả thải. Nếu còn tái phạm, công ty sẽ bị xử lí theo quy định.

Được biết, trước đây Công ty Cổ phần CP chăn nuôi Việt Nam chi nhánh Quảng Trị từng bị xử phạt hành chính về việc xả thải ra môi trường trái phép và lấn chiếm đất của xã Triệu Lăng với diện tích lên đến 5,2ha.

Đại Nghĩa - Trường Sơn
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết