Sau Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu năm nay, điều gì xảy ra tiếp theo?

Mọi người trên khắp thế giới cần phải nắm bắt sự thay đổi cơ bản để chống biến đổi khí hậu và đáp ứng mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đến 1,5 độ C.
Thủ tướng ban hành chỉ thị tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điềuSử dụng than đá tiếp tục gia tăng tại Đông Nam ÁChính phủ ban hành kế hoạch hành động phòng, chống thiên tai

Đó là lời của Claudio Forner, Trưởng nhóm giảm thiểu rủi ro thiên tai, Ban thư ký Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) khi ông trả lời phỏng vấn UN News sau Hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu diễn ra ở Bonn, Đức vào tháng 9 vừa qua.

sau hoi nghi thuong dinh hanh dong khi hau nam nay dieu gi xay ra tiep theo
Cộng đồng Chullpia ở Peru đã lắp đặt các tấm pin mặt trời nổi để cung cấp điện cho các dự án thủy lợi. Ảnh: UNDP Peru / Giulianna Camarena

Ông Claudio Forner lãnh đạo “Nhóm Tham vọng”, phân tích các cam kết khí hậu được thực hiện bởi các quốc gia, khu vực và thành phố trên khắp thế giới – yếu tố rất quan trọng để hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Tại Hội nghị thượng đỉnh hành động về khí hậu năm 2019 do Tổng thư ký LHQ tổ chức tại New York, Mỹ vào tháng 9, các quốc gia đã đưa ra hàng chục cam kết.

Đứng đầu trong số đó là một động thái của nhiều quốc gia hướng đến mục tiêu giảm hoàn toàn lượng phát thải của khí CO2 có hại vào năm 2050.

Phát thải ròng khí CO2 bằng không có ý nghĩa gì trong thực tế?

Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc cho biết để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng đến 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, điều quan trọng là phải đáp ứng mục tiêu phát thải CO2 bằng không vào năm 2050.

Có lẽ không thực tế khi cho rằng khí thải có thể được loại bỏ hoàn toàn; tuy nhiên, bất kỳ lượng khí thải CO2 còn lại nào phải được bù lại bằng cách thu giữ carbon. Vì vậy, có thể thu được CO2 từ khí quyển bằng cách trồng thêm cây. Ngoài ra còn có các công nghệ mới có thể thu hoặc loại bỏ CO2.

Có lạc quan về việc đạt được mục tiêu trên?

“Không thể lạc quan. Nếu chúng ta không đạt được mục tiêu, chúng ta sẽ gặp một thảm họa toàn cầu trong vòng 50 năm. IPCC nhấn mạnh sự thay đổi cơ bản là bắt buộc, trong đó mọi người trên toàn thế giới “cùng chung một con thuyền”. Vì vậy, tôi rất lo lắng hơn là lạc quan và tôi nghĩ rằng việc huy động cộng đồng quốc tế là hết sức quan trọng” - ông Claudio Forner cho biết.

“Điều mang lại cho tôi sự lạc quan là các cam kết tại Hội nghị Cấp cao về biến đổi khí hậu của LHQ. Nếu bạn muốn trồng một khu rừng, bạn hãy bắt đầu trồng từ một cây. Cũng có những tín hiệu mạnh mẽ của xã hội dân sự và những người trẻ tuổi, đòi hỏi phải thay đổi” - Claudio Forner cho biết thêm.

Thảm họa đó sẽ như thế nào?

Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ nghiêm trọng hơn những gì chúng ta thấy hiện tại. Biến đổi khí hậu đang ngày càng thay đổi. Những cơn bão mạnh hơn và xảy ra thường xuyên hơn mà chúng ta đang thấy ở vùng biển Caribbean. Sẽ có những điều kiện hạn hán kéo dài hơn và những cơn mưa xối xả bất thường, sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp và sinh kế. Sự tan chảy của băng Bắc Cực sẽ đẩy nhanh mực nước biển dâng cao dẫn đến tình trạng lũ lụt toàn cầu, có thể khiến hàng triệu người phải di cư. Theo Claudio Forner, nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, chúng ta sẽ hứng chịu những tác động cực đoan và hủy diệt của biến đổi khí hậu.

sau hoi nghi thuong dinh hanh dong khi hau nam nay dieu gi xay ra tiep theo
Cảng Marsh trên đảo Great Abaco, Bahamas bị tàn phá bởi cơn bão Dorian mạnh cấp 5 vào tháng 9/2019. Ảnh LHQ / OCHA / Mark Garten

Những sáng kiến ​​nào sẽ tạo ra sự khác biệt lớn nhất?

Thay đổi cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ năng lượng là điều cần thiết và cách chúng ta quản lý đất đai của chúng ta, bao gồm cả việc sản xuất thực phẩm. Các sáng kiến ​​xuất hiện bao gồm những sáng kiến ​​loại bỏ than trong sản xuất năng lượng và tăng năng lượng tái tạo, làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong giao thông công cộng và tăng cường giao thông công cộng, giảm hoàn toàn nạn phá rừng và thay đổi thói quen xấu của chúng ta. Điều quan trọng là phát triển các chính sách cùng với các công nghệ mới để giảm lượng khí thải CO2.

“Một số quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh như: Chile, Đức, Ý và New Zealand cam kết từ bỏ than. Đó là một bước đi táo bạo. Các quốc gia khác như Guatemala đã cam kết khôi phục 1,5 triệu ha đất lâm nghiệp vào năm 2022 và Nigeria cho biết sẽ huy động thanh niên để trồng 25 triệu cây” - Claudio Forner nói.

Gần 60 quốc gia cam kết loại bỏ hoàn toàn carbon vào năm 2050

Claudio Forner cho biết: Hội nghị thượng đỉnh về hành động chống biến đổi khí hậu của LHQ đã thúc đẩy rất nhiều quốc gia trong một khoảng thời gian ngắn. Tất nhiên, trong một thế giới lý tưởng, bạn sẽ muốn tất cả mọi người “cùng ngồi chung một chiếc thuyền” nhưng chúng ta đang nói về một sự thay đổi cơ bản. Vì vậy, có sự tiến bộ và lý do để ăn mừng. Theo quan điểm về mặt công nghệ, rất quan trọng để chỉ ra rằng việc loại bỏ hoàn toàn khí CO2 là có thể, các giải pháp đã có sẵn.

Điều quan trọng cần đề cập là các thành phố và khu vực phát thải cao từ các quốc gia lớn nhất cũng tham gia kêu gọi giảm phát thải xuống bằng không. Trong đó, các thành phố ở Trung Quốc và bang California ở Mỹ đã đưa ra các mục tiêu trung hòa carbon đầy tham vọng. Tại Hội nghị thượng đỉnh về hành động chống biến đổi khí hậu của LHQ, gần 90 công ty đa quốc gia như Danone, Nestlé và IKEA cũng đã cam kết thực hiện mục tiêu giảm 1,5 độ C trong các hoạt động của họ.

sau hoi nghi thuong dinh hanh dong khi hau nam nay dieu gi xay ra tiep theo
Một trang trại gió ở Tunisia tạo ra điện làm giảm sự phụ thuộc của đất nước vào năng lượng chạy bằng than. Ảnh: WB / Dana Smillie

Ở mức độ nào là thiếu đầu tư và chính trị là trở ngại đáng kể nhất?

Không có thiếu đầu tư trên thế giới, vấn đề là ở chỗ những khoản tiền đó đang được đầu tư ở đâu. Yếu tố chính là ý chí chính trị. Nếu chính phủ các nước có thể thông qua các chính sách phản ánh ý chí của người dân khi nói đến biến đổi khí hậu thì họ sẽ có thể tác động và hợp pháp hóa cách thức và nơi, phương pháp các khoản đầu tư được thực hiện.

Những lợi ích nào từ việc giảm sự nóng lên toàn cầu?

Nhiều quốc gia đang chuyển sang một lộ trình tăng trưởng carbon thấp, bền vững vì họ thấy nhiều lợi ích. Không khí sạch hơn sẽ giúp cải thiện sức khỏe và tâm lý. Có nhiều cơ hội tạo việc làm. 65 triệu việc làm mới có thể được tạo ra vào năm 2030 trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc cho biết 2,5 triệu việc làm về điện sẽ được tạo ra dựa trên năng lượng tái tạo, bù đắp khoảng 400.000 việc làm bị mất liên quan đến phát điện dựa trên nhiên liệu hóa thạch. 6 triệu việc làm có thể được tạo ra bằng cách chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm các hoạt động như tái chế và sửa chữa.

Cuối cùng, sự chuyển đổi toàn cầu này đại diện cho một thế giới mới mà chúng ta cần thích nghi, đi kèm với chi phí nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội lớn.

sau hoi nghi thuong dinh hanh dong khi hau nam nay dieu gi xay ra tiep theo
Các thành viên của cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu ở New York, Mỹ. Ảnh: UNFCCC

Cuộc sống sẽ như thế nào ở một đất nước không có carbon?

Đại diện UNFCCC cho biết: “Chúng tôi không nói về những lợi ích và phúc lợi đã nói ở trên, mà sẽ nói về cách chúng tôi đạt được điều này. Chúng ta vẫn sẽ có năng lượng, nhưng nó sẽ chủ yếu đến từ các nguồn sạch. Chúng ta sẽ sử dụng giao thông an toàn hơn và thông minh hơn. Xe sẽ chạy điện và mọi người sẽ sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp nhiều hơn. Chế độ ăn uống của chúng ta cũng có thể thay đổi và sẽ có rất ít chất thải thực phẩm; tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng mọi người sẽ ngừng ăn thịt trong khi việc sản xuất là một đóng góp đáng kể cho sự nóng lên toàn cầu”.

“Chúng ta đang xem xét một thế giới nơi các công nghệ mới tạo điều kiện cho sự thay đổi hành vi. Vì vậy, chúng ta ít đề cập đến các dịch vụ hoặc lợi ích mà mọi người nhận được mà nên quan tâm nhiều hơn đến cách các dịch vụ đó được cung cấp. Tất cả chúng ta vẫn có thể tận hưởng một cuộc sống có chất lượng tốt trong khi vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của thế giới” - Claudio Forner khẳng định.

Theo (Mai Đan/MTĐT)