Sâu keo phá hoại hàng nghìn ha ngô tại Nghệ An

Ở thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Nghệ An có gần 1.200 ha ngô vụ hè thu và thu đông bị sâu keo mùa thu gây hại nặng.
Nghệ An: Hạn hán khốc liệt, nông dân "khóc ròng"Rừng cây khô trồi lên tua tủa dưới lòng hồ thủy điện lớn nhất Bắc Trung Bộ
Rừng cây khô trồi lên tua tủa dưới lòng hồ thủy điện lớn nhất Bắc Trung Bộ

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) Nghệ An, con số 1200 ha ngô bị tàn phá bởi sâu keo chỉ là những diện tích chịu sự gây hại đến “ngưỡng”, còn lại gần 10.000 ha ngô trên toàn tỉnh đều đang “có mặt” loài sâu có sức tàn phá nhanh và cực mạnh này.

sau keo pha hoai hang nghin ha ngo tai nghe an
Những cây ngô bị nhiễm sâu keo nặng. Ảnh: Báo Nghệ An

Trước đó, đầu tháng 3/2019, sâu keo phá hoại các diện tích ngô được phát hiện lần đầu tại 4 huyện của Nghệ An là: Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Diễn Châu. Đến nay loài sinh vật này đã gây hại nặng trên diện rộng ở hầu khắp các vùng trồng ngô trên địa bàn tỉnh. Vụ hè thu năm 2019, toàn tỉnh Nghệ An gieo trồng trên 9.000 ha ngô thì đến nay đã có gần 1.200 ha nhiễm sâu nặng.

sau keo pha hoai hang nghin ha ngo tai nghe an
Người trồng ngô lo lắng trước tình hình sâu bệnh hiện nay. Ảnh: Báo Nghệ An

Ông Trịnh Thạch Lam - Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt và BVTT Nghệ An cho biết: “Sâu keo mùa thu gây hại nặng nhất ở giai đoạn cây con cho đến xoáy nõn trổ cờ, gây hại càng sớm thiệt hại càng cao. Đáng lo ngại nhất hiện nay là những diện tích ngô hè thu đang nhỏ và khoảng 23.000 ha ngô thu đông đang được gieo trồng từ nay cho đến tháng 10. Ngoài ngô, sâu có thể di chuyển sang gây hại một số cây trồng khác như đậu đỗ, lạc, rau màu…”

sau keo pha hoai hang nghin ha ngo tai nghe an
Cần có biện pháp phòng chống kịp thời cho hàng nghìn ha ngô trên toàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Báo Nghệ An

Được biết, việc phòng chống sâu keo mùa thu phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Theo đó, cần ưu tiên các biện pháp canh tác như làm sạch cỏ dại xung quanh, làm đất kỹ, sản xuất luân canh; sử dụng biện pháp thủ công, dùng bẫy bả để diệt sâu; sử dụng chế phẩm vi khuẩn, bảo vệ các thiên địch tự nhiên của sâu…

Khi đến ngưỡng phải phòng trừ, cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo sử dụng để phun trừ sâu khi đa số tuổi 1 – 3 (giai đoạn cây 3 – 9 lá), phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày, lượng nước phun phải đảm bảo từ 400 – 600 lít/ha.

Theo Môi trường và Đô thị