Singapore và bài học về xử lý ô nhiễm nguồn nước

Singgapore luôn xem nước như là tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và sử dụng tiết kiệm vì thế mà quốc gia này luôn dẫn đầu trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt có mối quan tâm hàng đầu đối với vấn đề môi trường.
Người dân lao đao vì “khát” nước sạchCông nghệ đột phá giúp làm sạch nguồn nước trên toàn cầuHồ trữ nước ngọt lớn nhất miền Tây cạn kiệt nguồn nước

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn nước bị ô nhiễm nặng đang làm giảm 1/3 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia trên thế giới. Là một trong những quốc gia có mật độ đông dân nhất thế giới hiện nay, Singapore đã thực hiện nhiều biện pháp thần kỳ nhằm tái tạo nguồn nước sạch hằng ngày.

Từ một đất nước phải mua hầu như tất cả lượng nước sinh hoạt từ Malaysia. Nhưng Singapore đã dần dần tiến tới tự cung tự cấp và xuất khẩu công nghệ “tái chế nước thải thành nước uống cực sạch” để thoát khỏi áp lực liên quan đến vấn đề nước.

Hồ chứa Marina - hồ chứa nước đầu tiên nằm giữa lòng thành phố của Singapore. (Ảnh: PUB)

Đến nay, Singapore đã nghiên cứu, triển khai, áp dụng thành công nhiều sáng kiến, trở thành một trong những quốc gia quản lý nguồn nước hiệu quả hàng đầu thế giới. Kết luận trên đã được ghi nhận trong nghiên cứu “Chính sách Nước ở Singapore” do hai Tiến sĩ Cecilia Tortajada và Joost Buurman thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu tiến hành vào năm 2018.

Theo đó, Singapore là một trong số ít quốc gia Đông Nam Á đưa vấn đề nguồn cung cấp nước vào chiến lược phát triển tổng thể của nước này. “Đảo quốc sư tử” đưa ra các chính sách nhằm quản lý cả nguồn cung và nguồn cầu đối với nước, xây dựng quy hoạch dài hạn, đẩy mạnh thực hiện và kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch, khung pháp lý, quy định tái tạo nước sạch. Các khía cạnh khác cũng được tính toán kỹ lưỡng như sử dụng nguồn lao động, chất lượng, chi phí sản xuất và quản lý nước.

Singapore được công nhận là nhà tiên phong toàn cầu trong công nghệ xử lý nước, Cơ quan Nước quốc gia Singapore (PUB) đã ban hành Kế hoạch tổng thể về nước từ năm 1972, theo đó đưa ra một danh mục tài nguyên nước đa dạng. Có bốn nguồn cung cấp nước sạch hay còn gọi là “bốn vòi nước quốc gia” tại Singapore, bao gồm nước nhập khẩu từ Malaysia, nước mưa, nước tinh khiết lọc từ nước thải (Newater) và lọc từ nước biển.

Một trong những thành tựu đáng kể và góp phần lớn cho sự phát triển đô thị đó chính là công nghệ xử lý nước thải. Đây là một trong những bước tiến lớn đối với các quốc gia gần như cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, mà điển hình là Singapore.

Singapore đã có chính sách sử dụng nước hoàn toàn mới. Thu thập nước mưa là một trong những sáng kiến đầu tiên để tái tạo nước. Họ thu thập nước mưa từ 2/3 diện tích đất đai, tái chế nước thải.

Theo đó, quốc gia này đã thu thập nước mưa thông qua một mạng lưới cống dài 8.000 km, dẫn về 17 hồ chứa. Đến nay, họ đã thành công trong việc thu thập nước mưa từ hơn 65% diện tích đất đai.

Tuy nhiên, sự thay đổi khí hậu làm cho các nguồn nước tự nhiên trở nên không đáng tin cậy, đảo quốc sư tử này đang tập trung vào các dự án xử lý nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển. Singapore thu lại nước đã qua sử dụng từ hệ thống đường hầm thoát nước nằm sâu 60 mét dưới mặt đất. Từ năm 2000, nước này đã xây dựng 5 nhà máy xử lý nước thải thành nước sạch.

Năm 2003, dự án NEWater được giới thiệu, nói cách khác đó là một công nghệ tái tạo nước đã qua sử dụng bằng các các biện pháp như thanh lọc bằng bộ vi lọc, bộ thẩm thấu, khử trùng, khử bẩn bằng tia cực tím…

Tháng 5/2010, Singapore đã khai trương nhà máy hiện đại nhất và lớn nhất tinh chế nước đã qua sử dụng thành nước cho con người sử dụng và dùng trong các nhà máy. Nước dội toa lét hay dùng trong nhà bếp được thải qua một loạt hệ thống màng loại bỏ những chất bẩn để cho ra sản phẩm cuối cùng là nước đóng chai nhãn NEWater (nước mới).

Năm 2015, Singapore đã xây dựng một nhà máy với chương trình thử nghiệm phương pháp khử muối điện hóa, trong đó sử dụng điện trường để tách muối ra khỏi nước biển. Ước tính, nguồn nước ngọt đã được lọc từ biển cũng cung cấp khoảng từ 10% - 20% lượng nước cho quốc gia này.

Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết