Theo chia sẻ của đại diện Công ty tư vấn Bất động sản toàn cầu JLL Việt Nam, trong quý 2/2021, thị trường đất công nghiệp cho thuê ở miền Bắc ghi nhận thêm nguồn cung mới từ khu công nghiệp Yên Mỹ tại tỉnh Hưng Yên. Qua đó nâng tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê tại miền Bắc lên 9.700 ha.
Cùng với khu công nghiệp, thị trường nhà xưởng xây sẵn cũng đón chào thêm nguồn cung mới, tập trung chủ yếu ở tỉnh Hải Dương, nâng tổng nguồn cung nhà xưởng xây sẵn tại miền Bắc lên 1,9 triệu mét vuông sàn.
Đáng chú ý, thị trường ghi nhận một số thương vụ M&A trong quý 2, điển hình là Boustead Projects mua lại 49% cổ phần trong Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp KTG Bắc Ninh tại Khu công nghiệp Yên Phong với giá khoảng 6,9 triệu USD.
Xét về tỉ lệ lấp đầy, lệ lấp đầy của các khu công nghiệp phía Bắc trong quý 2 duy trì ở mức 75%, trong khi nhà xưởng xây sẵn chứng kiến tỉ lệ lấp đầy giảm so với quý 1 do thị trường đón chào nguồn cung mới.
Ngoài ra, do các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khu vực chịu tác động lớn nhất của đại dịch, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng 22% so với cùng kì; trong đó số doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 11,9% cũng tác động tiêu cực đến tỉ lệ lấp đầy nhà xưởng xây sẵn.
Tương tự, tại khu vực phía Nam, JLL cũng ghi nhận đã có nhiều giao dịch được hoàn tất tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bất chấp đại dịch bùng phát, các thỏa thuận thuê đất chủ yếu đến từ các nhà sản xuất công nghiệp nặng yêu cầu quỹ đất rộng lớn.
Theo đó, tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn đạt lần lượt 85% và 86%. Trong đó, đất công nghiệp ghi nhận các giao dịch mới trong lúc đại dịch bùng phát thể hiện rằng cả chủ đầu tư và khách thuê đã dần tìm ra được các phương án đồng hành cùng đại dịch để tiếp tục hoạt động.
Ngược lại nhà xưởng xây sẵn cũng chứng kiến sự mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp đã hiện hữu hơn là những doanh nghiệp mới.
Theo các chuyên gia, dù năm 2020, trong bức tranh toàn cảnh bị bao phủ bởi một màu đen xám xịt thì riêng phân khúc BĐS công nghiệp vẫn ghi nhận sự tăng trưởng khá tốt. Dự báo, khi dịch bệnh được khống chế tốt, 2021 sẽ là năm bứt phá mạnh mẽ cả về nguồn cung và cầu của BĐS công nghiệp.
Theo bà Hoàng Nguyệt Minh - Phó Giám đốc Tư vấn Đầu tư Savills Hà Nội: BĐS khu công nghiệp đang là một điểm sáng nhờ ưu thế từ Hiệp định thương mại tự do, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Các khu công nghiệp đã được quy hoạch dự kiến sẽ là những đối tượng thu hút dòng tiền trong thời gian tới.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, cùng với BĐS công nghiệp truyền thống, nhu cầu về kho vận logistics trong thời gian tới.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hiện cả nước có 370 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 115,2 nghìn ha. Trong đó, 328 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, 34 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển, 8 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh thế cửa khẩu. Các khu công nghiệp này ước tính đã cung cấp khoảng 3,6 triệu việc làm mới.
Trong quý 1/2021, hàng chục dự án công nghiệp tại 13 tỉnh và thành phố đã được phê duyệt, hứa hẹn cung cấp hàng nghìn hecta diện tích công nghiệp mới để đáp ứng được nhu cầu đầu tư trong những năm tới. Bắc Ninh là tỉnh có số lượng dự án tương lai lớn nhất với 5 khu công nghiệp mới. Cụ thể, Khu công nghiệp Quế Võ III sẽ đầu tư thêm 208.54 diện tích, với tổng số vốn là 120,87 triệu USD. Bắc Ninh cũng sẽ đón chào dự án Khu công nghiệp Gia Bình II có diện tích quy hoạch 208,54 ha, đầu tư bởi Tập đoàn Hanaka với tổng vốn Với phân khúc BĐS công nghiệp.