Thủ tướng Anh Theresa May có sự nghiệp chính trị lẫy lừng trước khi từ chức trong cay đắng

Thủ tướng Anh Theresa May có một sự nghiệp chính trị lẫy lừng trước khi tuyên bố từ chức trong cay đắng.
Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố từ chức ngày 7/6

Từ khi còn là nữ sinh năm nhất trường St Hugh’s College (Oxford, Anh), bà Theresa May đã sớm bộc lộ tham vọng trở thành một chính khách. Sau giờ học, cô nữ sinh May tham gia rất nhiều chương trình chính trị dành riêng cho sinh viên tại Oxford. Năm 1974, bà May (khi đó 18 tuổi) tham dự cuộc thi đóng vai thủ tướng và thất bại trước cô bạn cùng lớp Rosalind Hicks-Greene. Không ai có thể ngờ rằng “kẻ thua cuộc” năm đó sau này lại trở thành nữ thủ tướng thứ hai của Vương quốc Anh, sau bà Margaret Thatcher.

thu tuong anh theresa may su nghiep lay lung truoc khi tu chuc trong cay dang
Năm 1974, bà Theresa May (bên phải) để thua cô bạn cùng lớp Rosalind Hicks-Greene (giữa) trong cuộc thi thử vai trò thủ tướng. Ảnh: Getty Image.

Từ năm 1977 đến năm 1997, sau khi tốt nghiệp, bà làm việc cho Ngân hàng Anh và Hiệp hội dịch vụ thanh toán Vương quốc Anh, đồng thời là Ủy viên Hội đồng của phường Durnsford (Merton, London). Trong thời gian này, bà May nhiều lần nỗ lực ứng cử vào Hạ viện Anh nhưng đều không thành công. Đến tháng 5/1997, bà May lần đầu được bầu làm Nghị sĩ Quốc hội tại Maidenhead (Berkshire, Anh) trong cuộc tổng tuyển cử với 49,8% số phiếu.

thu tuong anh theresa may su nghiep lay lung truoc khi tu chuc trong cay dang
Bà May trong cuộc tổng tuyển cử tại Maidenhead (Berkshire, Anh) năm 2017. Ảnh: Getty Image.

Tháng 7/2002, bà May được bổ nhiệm làm nữ Chủ tịch đầu tiên của Đảng Bảo thủ. Sau khi vào Quốc hội, bà còn đảm nhiệm một số chức vụ trong Nội các đối lập của William Hague, Iain Duncan Smith, Michael Howard, và David Cameron, bao gồm: phát ngôn viên cho người khuyết tật và phụ nữ, Bộ trưởng Giao thông vận tải và Bộ trưởng Việc làm - Lương hưu.

Năm 2010, khi Đảng Bảo thủ và Đảng Dân chủ thành lập Chính phủ liên minh đầu tiên sau gần 70 năm, bà May trở thành Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng về Phụ nữ và Bình đẳng chỉ trong 2 năm. Tuy nhiên, bà nhanh chóng tái đắc cử sau chiến thắng của Đảng Bảo thủ năm 2015 và trở thành người giữ chức Bộ trưởng Nội vụ lâu nhất trong lịch sử Vương quốc Anh.

thu tuong anh theresa may su nghiep lay lung truoc khi tu chuc trong cay dang
Nhận được sự ủng hộ của Quốc hội và người dân, bà May trở thành người giữ chức Bộ trưởng Nội vụ lâu nhất trong lịch sử. Ảnh: Getty Image.

Trong thời gian tại nhiệm, bà May đưa ra nhiều đường lối nghiêm khắc để cải cách Liên đoàn Cảnh sát, thắt chặt các điều luật về ma tuý, thành lập Cơ quan Tội phạm quốc gia và bổ sung các giới hạn nhập cư. Bà từng gây xôn xao tại Hội nghị thường niên của Liên đoàn Cảnh sát năm 2014 khi đe doạ sẽ chấm dứt quyền tự chủ của tổ chức này nếu hiệu quả công tác không được nâng cao.

thu tuong anh theresa may su nghiep lay lung truoc khi tu chuc trong cay dang
Thủ tướng Theresa May và Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Ảnh: Getty Image.

Tháng 7/2016, sau khi Thủ tướng David Cameron từ chức, bà May trở thành lãnh đạo Đảng Bảo thủ với sự ủng hộ của 199 nghị sĩ, được Nữ hoàng Elizabeth II mời thành lập Chính phủ và trở thành Thủ tướng của một chính phủ mới. Trong cương vị mới, bà tuyên bố sẽ ưu tiên cho người lao động thay vì giới thượng lưu hay người có chức quyền.

Trong 3 năm giữ chức Thủ tướng, bà May cùng người dân Anh đã chứng kiến giai đoạn chính trị hỗn loạn nhất trong lịch sử khi bắt đầu tiến trình Brexit - đưa Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Tháng 4/2017, bà May kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử bất thường nhằm gia tăng quyền lực của mình trong các đàm phán Brexit. Bà bắt đầu chiến dịch bầu cử với khẩu hiệu "Lãnh đạo mạnh mẽ, ổn định vì lợi ích quốc gia".

thu tuong anh theresa may su nghiep lay lung truoc khi tu chuc trong cay dang
Bà May bắt đầu chiến dịch bầu cử với khẩu hiệu "Lãnh đạo mạnh mẽ, ổn định vì lợi ích quốc gia". Ảnh: Getty Image

Tuy nhiên, đây là một nước cờ sai khi Đảng Bảo thủ mất đa số ghế tại Quốc hội Anh. Báo chí trên khắp thế giới thậm chí còn gọi đây là “sự sỉ nhục” với Thủ tướng Theresa May, khi đó đã chịu sức ép từ chức.

thu tuong anh theresa may su nghiep lay lung truoc khi tu chuc trong cay dang
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2013, bà May cho biết trước khi trở thành Thủ tướng, bà chỉ ngủ 5 hoặc 6 tiếng mỗi đêm. Khi tiến trình đàm phán Brexit diễn ra, có những đêm bà chỉ ngủ ít hơn 4 giờ đồng hồ. Ảnh: Getty Image.

Từ năm 2018, tiến trình đàm phán Brexit liên tục gặp khó khăn. Các thoả thuận của bà May chịu thất bại tới 3 lần trước các nghị sĩ tại Hạ viện. Vương quốc Anh đứng trước nguy cơ phải rời khỏi EU vô điều kiện. Sau nỗ lực mang lại cuộc bỏ phiếu thứ 4, đa số các nghị sĩ tỏ thái độ tức giận và yêu cầu bà Theresa May phải từ chức.

thu tuong anh theresa may su nghiep lay lung truoc khi tu chuc trong cay dang
Năm 2017, cuộc tổng tuyển cử rầm rộ nhưng mang lại "trái đắng" cho bà May. Ảnh: Getty Image.

Đứng trước sức ép, ngày 24/5, bà Theresa May đã phải tuyên bố từ chức trong nước mắt. Bà gọi sự nghiệp chính trị của mình là “niềm vinh hạnh khi được phục vụ đất nước tôi yêu”.

thu tuong anh theresa may su nghiep lay lung truoc khi tu chuc trong cay dang
Bà Theresa cay đắng khi tuyên bố từ chức hôm 24/5. Ảnh: Getty Image.

Diệu Anh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết