Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ

Mục tiêu của đề án là đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống; đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của các bên, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và phát triển nền kinh tế số.
Việt Nam được dự báo là nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhất ASEANFED giảm lãi suất 0,25% lần đầu tiên sau hơn 10 nămGDP tăng 6,76% trong 6 tháng qua, kinh tế vĩ mô ổn định

Theo đó, Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ có mục tiêu là đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống; Đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mô hình kinh tế chia sẻ bao gồm người cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và các doanh nghiệp cung cấp nền tảng; Khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển nền kinh tế số. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.

thu tuong chinh phu phe duyet de an thuc day mo hinh kinh te chia se
Kết nối mạnh mẽ, chia sẻ rộng rãi, mang đến cơ hội kiếm tiền cho nhiều người là một trong những ưu điểm của mô hình kinh tế chia sẻ. Ảnh minh họa.

Quyết định của Chính phủ cũng nêu rõ quan điểm: Ủng hộ và thích ứng với xu thế phát triển mới của mô hình kinh tế chia sẻ trong điều kiện phát triển rất nhanh của công nghệ số trên thế giới; không cần thiết phải có các chính sách riêng biệt do kinh tế chia sẻ không phải là một bộ phận tách rời hoặc một phần kinh tế riêng trong nền kinh tế.

Quản lý nhà nước cần đảm bảo cho các hoạt động kinh tế hợp pháp được phát triển, trong đó có các hoạt động kinh tế chia sẻ; thay đổi tư duy và thách thức quản lý nhà nước cho phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0; đồng thời nâng cao nhận thức và năng lực của doanh nghiệp, địa phương và người dân về mô hình kinh tế chia sẻ.

Mục tiêu của đề án là tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh tế chia sẻ và doanh nghiệp kinh doanh truyền thống, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài theo hướng tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thống chuyển đổi hình thức kinh doanh; Nhà nước khuyến khích, ưu tiên tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp cung cấp nền tảng; đặt doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo; hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát triển tạo lập các nền tảng số, hỗ trợ chuyển đổi số, số hóa ở cấp độ doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới (dạng sandbox) cho việc triển khai và ứng dụng các công nghệ mới trong mô hình kinh tế chia sẻ.

Đề án cũng hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhà nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đáp ứng yêu cầu quản lý và thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Khuyến khích các mô hình kinh tế chia sẻ trên cơ sở phù hợp với lợi ích và trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Đồng thời, hạn chế những rủi ro liên quan đên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng ngừa thất thoát thuế, lẩn tránh thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng định hướng các nhóm giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Trong đó, có nhóm các giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ trong kinh tế chia sẻ; Quyền và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ; Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp công nghệ/doanh nghiệp cung cấp nền tảng trong kinh tế chia sẻ. Cuối cùng là nhóm các giải pháp đối với Nhà nước nhằm xây dựng và phát triển hệ sinh thái cho kinh doanh, đầu tư theo mô hình kinh tế chia sẻ.

Về tổ chức thực hiện Đề án: Quyết định cũng nêu rõ nhiệm vụ của từng Bộ, ngành trong việc thực hiện Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có nhiệm rà soát các hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ trên địa bàn, thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý đã được quy định. Tùy thuộc vào địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành các quy định về kinh doanh theo hình thức kinh tế chia sẻ tại địa phương nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Ông Phạm Anh Cường - Nhà sáng lập kiêm CEO Hệ sinh thái khởi nghiệp BestB

Đề án này đã tạo ra nền tảng pháp lý, có sự hậu thuẫn của Nhà nước giúp cho các công ty công nghệ hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ, tạo ra một sân chơi chung, cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty truyền thống và công ty công nghệ. Điều quan trọng nhất trong phát triển của các mô hình này là mang lại lợi ích cuối cùng cho người dùng.

Việt Nam đang trong quá trình thúc đẩy phát triển công nghệ số hóa. Đây là một động lực thúc đẩy các startup tự tin đưa ra và phát triển các ứng dụng nền kinh tế chia sẻ; hợp tác với các đơn vị khác để phát triển mô hình. Đề án sẽ giúp khơi thông các dự án công nghệ, đặc biệt dành cho các startup công nghệ nhất là các dự án về dữ liệu lớn, giúp dễ triển khai hơn bởi đã có sự khích lệ, cho phép làm và được quyền khai thác thông tin.

Khi Nhà nước có chính sách ủng hộ và thích ứng với xu thế phát triển mới của mô hình kinh tế chia sẻ sẽ giúp các startup tự tin triển khai dự án chia sẻ dữ liệu đối với các nền tảng, đồng thời khích lệ tinh thần các bạn trẻ phát triển khởi nghiệp trong các mảng dữ liệu lớn. Với sự vào cuộc của các bên cả người cung cấp dịch vụ, trách nhiệm của người sử dụng, các nhóm giải pháp... những đơn vị hợp tác với startup cũng sẽ tự tin hơn khi có sự khơi thông về chính sách.

Trong nền kinh tế chia sẻ, các ứng dụng hiện nay không đi một mình mà xây dựng thành một hệ sinh thái, hợp tác với các công ty cùng lĩnh vực bổ sung trong tập khách hàng của mình. Dữ liệu lớn là dữ liệu chung, các bên sẽ chia sẻ cho nhau. Điển hình như Grab hiện nay không còn là một ứng dụng gọi xe công nghệ mà đã phát triển mở rộng sang các dịch vụ khác, trở thành một hệ sinh thái, siêu ứng dụng.

Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết