Thừa Thiên Huế: Phát triển rừng ngập mặn tại Hương Phong

Việc phát triển, mở rộng diện tích rừng ngập mặn tại Hương Phong sẽ giúp hình thành hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đồng Tháp bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học 3 vùng đất ngập nướcKhám phá Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học caoĐừng “bỏ rơi” loài khỉ trên bán đảo Sơn Trà

Rừng ngập mặn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, rừng ngập mặn còn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, Hương Phong là một xã thuộc thị xã Hương Trà, có nhiều diện tích đất ngập mặn phù hợp để trồng rừng ngập mặn.

Đặc biệt, Rú Chá thuộc thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong đang là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn lại trên phá Tam Giang và được bảo tồn.

thua thien hue phat trien rung ngap man tai huong phong
Rừng ngập mặn Rú Chá tại xã Hương Phong.

Vì vậy, việc phát triển, mở rộng diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn xã Hương Phong sẽ giúp hình thành hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó nâng cao đáng kể khả năng phòng hộ bảo vệ môi trường của khu vực, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản gắn với rừng ngập mặn, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của xã Hương Phong nói riêng và thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Dự kiến, trong thời gian tới sẽ phát triển trồng mới 202,73 ha rừng ngập mặn tại xã Hương Phong.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, việc xây dựng đề án phát triển rừng ngập mặn tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà phải giải quyết được bất tranh tổng thể, bài bản và có lộ trình cụ thể. Đơn vị tư vấn cần nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để phát triển rừng ngập mặn một cách tối ưu nhất cũng như giải quyết được bài toán cảnh quan, hệ sinh thái tại vùng đầm phá; từng bước hình thành khu rừng ngập mặn lớn trong thời gian tới. Đồng thời nghiên cứu phương án cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân sinh sống dựa vào mặt nước gắn liền với phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân địa phương tham gia trồng và bảo vệ rừng.

Được biết, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều đầm phá, nhất là phá Tam Giang lớn nhất Đông Nam Á, vì thế địa phương này có diện tích rừng ngập mặn tự nhiên lớn. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu nên nhiều khu vực bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản và đời sống của người dân. Trước tình hình đó, Thừa Thiên Huế đã có nhiều biện pháp nhằm giảm tác động của xâm nhập mặn.

Văn Dinh
Theo TN&MT

Xem thêm

Liên kết